Chingiz
Ajmatov; sinh 1928, nhà văn. Viết bằng tiếng Kiaghizơ và tiếng Nga. Tác phẩm:
"Jamilia" (1958), "Truyện núi đồi và thảo nguyên" (1961),
"Cánh đồng mẹ" (1963), "Vĩnh biệt, Gunxarư!" (1966),
"Con tàu trắng" (1970)... phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán và
cuộc đấu tranh của nhân dân Kiaghixtan, thấm nhuần tinh thần nhân đạo, tính
triết lí sâu sắc; có các yếu tố dân gian, huyền thoại kết hợp với phân tích tâm
lí. Tiểu thuyết "Một ngày dài hơn thế kỉ" (1980) nêu bật những vấn đề
đạo đức và xã hội của thời đại. Giải thưởng Lênin (1963), giải thưởng Nhà nước
Liên Xô (1968, 1977, 1983).
(Nguồn: http://tulieu.violet.vn/)
Kênh
“Tin tức” Đài truyền quốc gia Nga đưa tin, Nhà văn lớn Trin-ghít Ai-matốp đã
qua đời hôm 10-6-2008. Nhà văn Trin-ghít Ai-ma-tốp - Giải thưởng Lê-nin (1963),
3 lần được trao tặng Giải thưởng Quốc gia (Liên Xô) vào các năm 1968, 1980,
1983, bị đột quỵ do suy thận nặng hôm 16-5-2008 được đưa đến điều trị ở bệnh
viện đa khoa Nu-rem-béc (Đức) đã qua đời ngày 10-6-2008. Ngày 11-6, chiếc
chuyên cơ của Tổng thống Kiếc-gưstan đã chở gia đình và phái đoàn của chính phủ
do Phó Thủ tướng Ai-đa-ra-li-ép dẫn đầu đã bay từ thủ đô Bíc-skết sang Nuyn-béc
để đón thi thể nhà văn về Kiếc-gư-stan. Tác phẩm của Trin-ghít Ai-ma-tốp đã được
dịch và xuất bản ra hơn 170 thứ tiếng trên thế giới. Ông là một trong các nhà
văn được người đọc trên thế giới biết đến nhiều nhất. Những tác phẩm được giới
phê bình văn học đánh giá rất cao là “Một ngày dài hơn thế kỷ” xuất bản năm
1980 và “Đoạn đầu đài” - 1988. Độc giả Việt Nam cũng đã có dịp làm quen với các
tác phẩm nổi tiếng của nhà văn được mệnh danh là “người của núi đồi và thảo
nguyên” này. Được tin Trin-ghít Ai-ma-tốp qua đời, Thủ tướng Nga Vla-đi-mia
Pu-tin đã gửi ngay điện chia buồn đến gia quyến nhà văn. Nội dung bức điện có
đoạn “Đây là một tổn thất không gì bù đắp được. Trin-ghít Ai-ma tốp sống mãi
trong ký ức chúng ta với đầy đủ ý nghĩa của một nhà văn, nhà tư tưởng, nhà trí thức
và nhà nhân đạo vĩ đại.” Chính phủ Kiếc-gư-stan đã quyết định lấy năm 2009 làm
Năm Ai-ma-tốp ở Kiếc-gư-stan và sẽ tổ chức Lễ tang cấp nhà nước để tưởng nhớ
Danh nhân văn hoá Trin-ghít Ai-ma-tốp vào thứ bảy 14-6-2008 tại khu tưởng niệm
A-ta Bây-ít ở thủ đô Bít-skết với sự tham gia của đại diện các quốc gia SNG và
các tổ chức văn hóa thế giới.
(Nguồn: http://violet.vn/nguyetvan69/)
Người
thầy đầu tiên là tác phẩm văn học rất nổi tiếng của nhà văn Ai-ma-tốp người
Cư-rơ-gư-stan.
Mở
đầu tác phẩm là hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một
ngọn đồi lộng gió. Không ai biết rõ về nguồn gốc của hai cây phong đó. Mãi sau
nay, khi làng Cu-cu-rêu đón bà An-tư-nai- một người hoạ sĩ nổi tiếng cũng là
người dân làng về mở trường, bí mật về hai cây phong mới được hé lộ.
Antưnai
năm 15 tuổi đã có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh. Cô bé phải sống với người thím
độc ác luôn đánh đập cô bé. Vào một ngày nọ, thầy giáo Đuysen-một người thanh
niên cộng sản được cử về mở trường dạy học ở làng Cu-cu-rêu, hai người đã găp
nhau. Thầy Đuy-sen vô cùng quý mến Antưnai và cầu xin gia đình bà thím cho
Antưnai đi học. Sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã thành công.
Thầy
Đuy-sen và Antưnai cùng lũ học trò đã trải qua rất nhiều khó khăn, trong thời
tiết khắc nghiệt với cái rét lạnh cóng nhưng họ vẵn có một nghị lực phi thường.
Nhưng không may mắn, bà thím An-tư-nai đã quyêt gả cô cho một tên quý tộc to
lớn và thô thiển để lấy tiền. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ An-tư-nai. Hai thầy
trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Đuy-sen nói
với An-tư-nai ràng giờ đây Antưnai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này,
khi lớn lên, Antưnai chắc chắn sẽ thành công. Nhưng sự thật quá phũ phàng,
Antưnai vẫn bị bắt đi làm vợ lẽ mặc sức thầy Đuy-sen đã ra sức chống cự bọn quý
tộc đến nỗi bị chúng đánh gãy tay và máu chảy đầm đìa.
Sau
ba ngày sống trong địa ngục, cuối cùng An-tư-nai đã được thầy Đuy-sen cùng công
an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Lúc này, An-tư-nai đã biết mình có tình cảm
với thầy Đuy-sen. Cô viết thư cho thầy nhưng Đuy-sen không muốn làm ảnh hưởng
tới việc học của An-tư-nai, anh đã không trả lời. Đã mấy lần An-tư-nai nhìn lần
người khác thành Đuy-sen nhưng dường như điều đó gần như vô vọng vì Đuy-sen đã
đi bộ đội và bị báo tin mất tích... Năm 1946, An-tư-nai trở về quê hương xưa,
nơi cô đã lớn lên, đã sống những ngày tháng cùng với người thầy Đuy-sen của
mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là :"trường Đuy-sen"
- ngôi trường mang tên người cộng sản đầu tiên.
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.