Theo
vòng quay của thời gian, chúng ta trưởng thành dần. Trình độ học vấn cũng nâng
cao theo. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải học nhiều môn học hơn với một
lượng kiến thức không nhỏ. Nếu chúng ta vẫn giữ cách học thuộc lòng ê a
như những năm Tiểu học, chắc chắc sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao của chương trình học bậc Trung học cơ sở. Do vậy, việc đổi mới phương pháp
học tập và một việc làm cần thiết đối với học sinh bậc Trung học cơ sở, đặc
biệt là học sinh lớp 8.
Trong
bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 – 1791, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có
viết : “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm…”. Như vậy, cách
chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc
đổi mới phương pháp học tập. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học
tập của học sinh chúng ta hiện nay.
Trước
đây, trong xã hội cũ, người thầy luôn đóng vai trò trung tâm của mọi hoạt
động học tập trong nhà trường. Việc học của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào
người thầy giảng dạy. Cho nên, cách học tập của học sinh là cách học thụ động
theo sự điều khiển định hướng dẫn dắt của thầy cô. Thầy ôn gì, trò học nấy,
thầy chỉ dẫn sao trò nghe và làm theo như vậy. Cách học từ chương theo kiểu cũ
thường được gọi là học gạo, học vẹt, học làu làu mà không hiểu hết những gì
mình đọc. Vì thế, khi gặp một bài tập hay một tình huống thực hành hơi phức
tạp, học sinh không thể chủ động giải quyết một cách rốt ráo được.
Về
chương trình học tập ở bậc trung học của chúng ta hiện nay, so với chương trình
Tiểu học thì số lượng môn học và số lượng kiến thức trong từng bài học cũng
tăng vọt lên đáng kể. Vì vậy, chúng ta phải thay đổi cách học như thế nào cho
phù hợp?
Chắc
chắn, ta không thể giữ phương pháp học tập thụ động, máy móc theo kiểu học gạo,
học vẹt mà xa rời thực tế như cách học truyền thống trước đây rồi. Những cách
học ấy ngày nay không còn phù hợp với yêu cầu học tập ngày một tăng cao,
khi mà tính năng động sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết các
tình huống phát sinh trong quá trình giải bài tập luôn được các nhà giáo dục
chú trọng. Một phương pháp học tập không còn phù hợp với chương trình học tập,
tất yếu sẽ không đưa lại kết quả tốt đẹp.
Theo
phương pháp học tập mới, học sinh chúng ta đóng vai trò chủ động trong việc
tiếp cận với kiến thức mới qua sự định hướng gợi mở của thầy cô. Muốn thực hiện
được vai trò này, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập, thay thế cách
học thụ động bằng phương pháp học chủ động, sáng tạo, học kết hợp với thực
hành. Nhờ chủ động đọc sách tìm hiểu bài trước khi đến lớp mà chúng ta sẽ nhanh
chóng nắm vững nội dung bài giảng của thầy cô, nhờ biết kết hợp việc học với
luyện tập các hình thức bài tập khác nhau, hoặc tăng cường các thao tác thí
nghiệm thực hành mà kiến thức đã học được củng cố và khắc sâu.
Tuy
nhiên, chúng ta không nên lầm tưởng chỉ cần đổi mới phương pháp học tập là kết
quả học tập sẽ thay đổi, chất lượng học tập sẽ nhanh chóng được nâng cao. Thậm
chí, khi thay đổi một thói quen cố hữu trong việc học , thời gian đầu chất
lượng học tập có thể bị sút giảm là khác. Nhưng, nếu biết vận dụng đúng
đắn các phương pháp học tập và biết kiên trì bền bỉ thay đổi những thói quen
xấu, chất lượng học tập sẽ dần dần được cải thiện và nâng cao hơn.
Đổi
mới phương pháp học tập cũng không có nghĩa là bắt chước cách học của người
khác một cách máy móc, tuỳ tiện. Nên nhớ, phương pháp học tập ngoài phần cốt
lõi là các yếu tố năng động, sáng tạo, kết hợp với thực hành, ta còn phải căn
cứ vào điều kiện khách quan chủ quan của bản thân để đề ra một cách học đúng
đắn. Một bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ít có thời gian học thêm ngoài
giờ, ít có thời gian nhà rỗi vì bận việc nhà chắc chắc sẽ phải chọn cho mình
một cách học khác với các bạn có điều kiện về thời gian và vật chất..
Một
điều nữa, sau khi thay đổi phương pháp học tập và đạt được những kết quả khả
quan thì ta không nên thay đổi nữa. Bởi vì việc thay đổi ấy chỉ tổ mang
lại những khó khăn, phức tạp và bất lợi hơn mà thôi.
Tóm lại, để đáp ứng xu thế đổi mới trong việc dạy và học của nền giáo dục đương
đại, học sinh chúng ta cần phải biết thay đổi cách nhìn về việc học, cần thay
đổi các phương pháp học tập sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của cá
nhân. Có như vậy, chất lượng học tập mới được nâng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.