(PHÂN
TÍCH KHỔ 3,4)
Bác
đã đi rồi sao Bác ơi !
Mùa
thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền
Nam đang thắng mơ ngày hội
Đón
Bác vào thăm thấy Bác cười.
(Tố Hữu, Bác ơi !)
Ngày 2/9/1969, Bác Hồ kính yêu đã vĩnh viễn ra đi, để lại
muôn nỗi tiếc thương cho bao người dân Việt Nam. Nhiều bài thơ khóc Bác được các
nhà thơ viết nên với tất cả lòng thành kính, yêu thương. Bài Viếng lăng Bác của
Viễn Phương dù ra đời rất muộn, tháng 4 – 1976, nhưng vẫn tạo ấn tượng mạnh
trong lòng người đọc bởi tình cảm sâu lắng nhưng mãnh liệt của một đứa con miền
Nam lần đầu tiên được thấy Bác trong lăng. Nhận xét về bài thơ, sách giáo khoa
Ngữ Văn 9 – NXBGD có viết : "
Bài thơ có giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và
gợi cảm. Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc"
Qua việc tìm hiểu và phân tích hai khổ cuối của bài thơ,
chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Theo dòng người nối tiếp nhau vào trong lăng, niềm xúc
cảm của nhà thơ chợt dâng trào và òa vỡ thành tiếng thổn thức khi nhìn thấy
Bác :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền
Cụm từ giấc ngủ
bình yên là phép nói giảm nói tránh trong thơ. Tác giả không chỉ dừng lại ở
việc giảm nhẹ sự đau buồn mất mát khi nói về cái chết mà còn miêu tả rất thực
hình ảnh Bác trong lăng. Sự ra đi của Bác thanh thản và nhẹ nhàng như bước vào
giấc ngủ an lành, tự tại. Giấc ngủ ấy chỉ có được ở những người có tâm hồn cao
đẹp, biết sống vì hạnh phúc của mọi người. Khi ra đi, họ sẽ không vướng mang,
ràng buộc, ung dung tự tại “Vào cuộc
trường sinh nhẹ cánh bay ”. Bác Hồ chính là người như thế, cả cuộc đời
Bác chỉ lo cho dân cho nước, cho hạnh phúc của muôn nhà :
Bác để tình thương cho chúng con
Một
đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong
manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn
tượng đồng phơi những lối mòn.
(Tố Hữu, Bác
ơi !)
Bác nằm trong lăng, bao phủ quanh Bác là ánh sáng dịu
dàng huyền ảo của ánh đèn. Trong cảm nhận của tác giả, đó là ánh sáng của vầng
trăng tròn lung linh huyền diệu. Hình ảnh liên tưởng gợi ta nhớ đến cuộc đời
hoạt động Cách mạng của Bác và sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa Bác với trăng. Trong
những tháng ngày bị tù đày trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch, ánh
trăng không ngại ngùng xuyên qua sóng cửa vào tận chốn tăm tối của ngục tù để
nhìn ngắm người tù cách mạng :
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng
nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Hồ Chí Minh, Ngắm
trăng)
Bước vào cuộc kháng chiến trường kì, vầng trăng cũng theo
Bác vào tận chiến khu Việt Bắc. Trăng tỏa ánh sáng bạc đầy thuyền trong một đêm
xuân, làm cho cuộc kháng chiến đầy gian khổ ác liệt bỗng trở nên thi vị :
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Hồ Chí Minh, Rằm
tháng Giêng)
Đẹp làm sao, lúc sinh thời Bác cùng trăng bầu bạn, đồng hành qua bao chặng
đường Cách mạng. Giờ đây, đến khi Bác ra đi ánh trăng vàng cũng tiếp tục đồng
hành đưa tiễn Người vào cõi hư vô.
Đến đây, bỗng nhà thơ cảm thấy trào dâng một niềm đau vô hạn :
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà
sao nghe nhói ở trong tim
Hình ảnh ẩn dụ trời
xanh để chỉ Bác. Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, cũng như Bác luôn
sống mãi trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam. Hai câu thơ xây dựng theo
hình thức đối lập, giữa cái biết và
cảm giác nhói trong tim. Biết là lí trí và nhói là cảm xúc. Lí trí vẫn luôn nhắc nhở nhà thơ rằng Bác vẫn sống
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì
một sự thật đau lòng – Bác đã không còn. Hai sự việc đối lập trong cùng một thể
thống nhất: tình cảm kính yêu đối với Bác.
Trong bài thơ, tác giả Viễn Phương sử dụng hàng loạt các
hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác và liên quan đến Bác : mặt trời rất đỏ, vầng
trăng sáng dịu hiền, trời xanh. Những hình ảnh mang tầm vũ trụ kì vĩ như muốn
nói lên một điều, Bác đã hóa thân vào vũ trụ vĩnh hằng, để sống mãi trong lòng
dân tộc.
Rời lăng Bác, niềm xúc động thiêng liêng trào dâng mãnh
liệt thành những vần thơ tha thiết yêu thương :
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
“Mai về ”, một cách nói để chỉ khoảnh khắc thời gian ngắn
ngủi, nhà thơ không còn ở bên Bác bao lâu nữa. Từ “thương ” đậm chất Nam
Bộ vang lên thể hiện
lòng biết ơn, là tình yêu, tấm lòng kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của
Người. Đó là tiếng thương của nỗi niềm đau xót khi mất Bác. Những cảm xúc dồn
nén bỗng tuôn trào thành niềm ước nguyện thiết tha thành kính :
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa
hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung
hiếu chốn này.
Điệp ngữ Muốn làm cùng
nhịp thơ dồn dập vang lên như lời khẳng định khát vọng mãnh liệt của nhà thơ.
Đó là mong muốn được hòa nhập, hóa thân vào những sự vật quanh lăng Bác, để
được ở mãi bên Bác. Ước nguyện làm một con chim nhỏ cất tiếng hót vui say trong
những sớm bình minh bên lăng Bác, nguyện
làm một đóa hoa tỏa hương thơm vấn vương không gian ở quanh lăng. Không phải
tình cờ mà chúng ta bắt gặp sự trùng hợp đến lạ kì trong ước nguyện hóa thân
của các nhà thơ. Trong Mùa xuân nho nhỏ, Thanh
Hải cũng có cùng một khát khao dâng hiến như thế :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Nhà
thơ Tố Hữu cũng thế :
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải
xanh.
Nguyện
ước đơn sơ ấy xuất hiện cả trong những giai điệu của nhạc sĩ Trương Quốc
Khánh :
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
(Tự nguyện)
Nguyện làm con chim để cất
cao tiếng hót cho đời thêm rộn rã âm thanh, nguyện làm một đóa hoa để khoe sắc
tỏa hương thơm cho cuộc đời thêm tươi đẹp. Đó là những khát vọng chân thành và
khiêm tốn mà các tác giả mong muốn được hiến dâng. Nguyện ước ấy thật đáng trân
trọng biết bao.
Bài thơ mở đầu bằng hình
ảnh hàng tre và kết thúc bằng cây tre
trung hiếu. Lối kết cấu đầu cuối tương ứng trong thơ đã làm cho mạch thơ
được xuyên suốt. Hàng tre là biểu tượng cho dân tộc, cây tre là biểu tượng cho
cá nhân. Tác giả bày tỏ ước nguyện được thành một cây tre trung hiếu đứng
trong hàng quân danh dự canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác, muốn được sống
xứng đáng với truyền thống dân tộc. Đặc biệt, xứng đáng với lời dạy của Bác
Hồ : “Trung với Đảng – Hiếu với dân ”.
Tóm
lại, với những từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ trang
trọng cùng giọng thơ trang nghiêm thành kính, Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc
đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Tình cảm ấy cũng là một tiếng
nói chung của đồng bào miền Nam, nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu
của mình. Bài thơ Viếng lăng Bác được
bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi cũng vì lẽ đó.
(PHÂN
TÍCH KHỔ 3,4)
Bác
đã đi rồi sao Bác ơi !
Mùa
thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền
Nam đang thắng mơ ngày hội
Đón
Bác vào thăm thấy Bác cười.
(Tố Hữu, Bác ơi !)
Ngày 2/9/1969, Bác Hồ kính yêu đã vĩnh viễn ra đi, để lại
muôn nỗi tiếc thương cho bao người dân Việt Nam. Nhiều bài thơ khóc Bác được các
nhà thơ viết nên với tất cả lòng thành kính, yêu thương. Bài Viếng lăng Bác của
Viễn Phương dù ra đời rất muộn, tháng 4 – 1976, nhưng vẫn tạo ấn tượng mạnh
trong lòng người đọc bởi tình cảm sâu lắng nhưng mãnh liệt của một đứa con miền
Nam lần đầu tiên được thấy Bác trong lăng. Nhận xét về bài thơ, sách giáo khoa
Ngữ Văn 9 – NXBGD có viết : "
Bài thơ có giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và
gợi cảm. Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc"
Qua việc tìm hiểu và phân tích hai khổ cuối của bài thơ,
chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Theo dòng người nối tiếp nhau vào trong lăng, niềm xúc
cảm của nhà thơ chợt dâng trào và òa vỡ thành tiếng thổn thức khi nhìn thấy
Bác :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền
Cụm từ giấc ngủ
bình yên là phép nói giảm nói tránh trong thơ. Tác giả không chỉ dừng lại ở
việc giảm nhẹ sự đau buồn mất mát khi nói về cái chết mà còn miêu tả rất thực
hình ảnh Bác trong lăng. Sự ra đi của Bác thanh thản và nhẹ nhàng như bước vào
giấc ngủ an lành, tự tại. Giấc ngủ ấy chỉ có được ở những người có tâm hồn cao
đẹp, biết sống vì hạnh phúc của mọi người. Khi ra đi, họ sẽ không vướng mang,
ràng buộc, ung dung tự tại “Vào cuộc
trường sinh nhẹ cánh bay ”. Bác Hồ chính là người như thế, cả cuộc đời
Bác chỉ lo cho dân cho nước, cho hạnh phúc của muôn nhà :
Bác để tình thương cho chúng con
Một
đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong
manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn
tượng đồng phơi những lối mòn.
(Tố Hữu, Bác
ơi !)
Bác nằm trong lăng, bao phủ quanh Bác là ánh sáng dịu
dàng huyền ảo của ánh đèn. Trong cảm nhận của tác giả, đó là ánh sáng của vầng
trăng tròn lung linh huyền diệu. Hình ảnh liên tưởng gợi ta nhớ đến cuộc đời
hoạt động Cách mạng của Bác và sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa Bác với trăng. Trong
những tháng ngày bị tù đày trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch, ánh
trăng không ngại ngùng xuyên qua sóng cửa vào tận chốn tăm tối của ngục tù để
nhìn ngắm người tù cách mạng :
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng
nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Hồ Chí Minh, Ngắm
trăng)
Bước vào cuộc kháng chiến trường kì, vầng trăng cũng theo
Bác vào tận chiến khu Việt Bắc. Trăng tỏa ánh sáng bạc đầy thuyền trong một đêm
xuân, làm cho cuộc kháng chiến đầy gian khổ ác liệt bỗng trở nên thi vị :
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Hồ Chí Minh, Rằm
tháng Giêng)
Đẹp làm sao, lúc sinh thời Bác cùng trăng bầu bạn, đồng hành qua bao chặng
đường Cách mạng. Giờ đây, đến khi Bác ra đi ánh trăng vàng cũng tiếp tục đồng
hành đưa tiễn Người vào cõi hư vô.
Đến đây, bỗng nhà thơ cảm thấy trào dâng một niềm đau vô hạn :
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà
sao nghe nhói ở trong tim
Hình ảnh ẩn dụ trời
xanh để chỉ Bác. Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, cũng như Bác luôn
sống mãi trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam. Hai câu thơ xây dựng theo
hình thức đối lập, giữa cái biết và
cảm giác nhói trong tim. Biết là lí trí và nhói là cảm xúc. Lí trí vẫn luôn nhắc nhở nhà thơ rằng Bác vẫn sống
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì
một sự thật đau lòng – Bác đã không còn. Hai sự việc đối lập trong cùng một thể
thống nhất: tình cảm kính yêu đối với Bác.
Trong bài thơ, tác giả Viễn Phương sử dụng hàng loạt các
hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác và liên quan đến Bác : mặt trời rất đỏ, vầng
trăng sáng dịu hiền, trời xanh. Những hình ảnh mang tầm vũ trụ kì vĩ như muốn
nói lên một điều, Bác đã hóa thân vào vũ trụ vĩnh hằng, để sống mãi trong lòng
dân tộc.
Rời lăng Bác, niềm xúc động thiêng liêng trào dâng mãnh
liệt thành những vần thơ tha thiết yêu thương :
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
“Mai về ”, một cách nói để chỉ khoảnh khắc thời gian ngắn
ngủi, nhà thơ không còn ở bên Bác bao lâu nữa. Từ “thương ” đậm chất Nam
Bộ vang lên thể hiện
lòng biết ơn, là tình yêu, tấm lòng kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của
Người. Đó là tiếng thương của nỗi niềm đau xót khi mất Bác. Những cảm xúc dồn
nén bỗng tuôn trào thành niềm ước nguyện thiết tha thành kính :
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa
hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung
hiếu chốn này.
Điệp ngữ Muốn làm cùng
nhịp thơ dồn dập vang lên như lời khẳng định khát vọng mãnh liệt của nhà thơ.
Đó là mong muốn được hòa nhập, hóa thân vào những sự vật quanh lăng Bác, để
được ở mãi bên Bác. Ước nguyện làm một con chim nhỏ cất tiếng hót vui say trong
những sớm bình minh bên lăng Bác, nguyện
làm một đóa hoa tỏa hương thơm vấn vương không gian ở quanh lăng. Không phải
tình cờ mà chúng ta bắt gặp sự trùng hợp đến lạ kì trong ước nguyện hóa thân
của các nhà thơ. Trong Mùa xuân nho nhỏ, Thanh
Hải cũng có cùng một khát khao dâng hiến như thế :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Nhà
thơ Tố Hữu cũng thế :
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải
xanh.
Nguyện
ước đơn sơ ấy xuất hiện cả trong những giai điệu của nhạc sĩ Trương Quốc
Khánh :
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
(Tự nguyện)
Nguyện làm con chim để cất
cao tiếng hót cho đời thêm rộn rã âm thanh, nguyện làm một đóa hoa để khoe sắc
tỏa hương thơm cho cuộc đời thêm tươi đẹp. Đó là những khát vọng chân thành và
khiêm tốn mà các tác giả mong muốn được hiến dâng. Nguyện ước ấy thật đáng trân
trọng biết bao.
Bài thơ mở đầu bằng hình
ảnh hàng tre và kết thúc bằng cây tre
trung hiếu. Lối kết cấu đầu cuối tương ứng trong thơ đã làm cho mạch thơ
được xuyên suốt. Hàng tre là biểu tượng cho dân tộc, cây tre là biểu tượng cho
cá nhân. Tác giả bày tỏ ước nguyện được thành một cây tre trung hiếu đứng
trong hàng quân danh dự canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác, muốn được sống
xứng đáng với truyền thống dân tộc. Đặc biệt, xứng đáng với lời dạy của Bác
Hồ : “Trung với Đảng – Hiếu với dân ”.
Tóm
lại, với những từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ trang
trọng cùng giọng thơ trang nghiêm thành kính, Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc
đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Tình cảm ấy cũng là một tiếng
nói chung của đồng bào miền Nam, nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu
của mình. Bài thơ Viếng lăng Bác được
bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi cũng vì lẽ đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.