1 .
Tôi cùng người bạn uống cà
phê ở một quán nhỏ lề đường. Quán rộng rãi nhưng ít khách. Cũng dễ hiểu, trong
quán không có nhạc, chỉ có hai vợ chồng già và đứa cháu nhỏ phụ bưng bê nên ít
người muốn ghé. Chúng tôi thích ngồi đây vì ít người làm phiền, dễ nói chuyện
với nhau.
Nhưng lần này lại khác. Vào
ngồi chưa lâu thì quán bia đèn mờ gần đó bị kiểm tra. Các cô gái mắt xanh môi
đỏ ùa chạy ra ngoài tìm chỗ trú. Quán chúng tôi ngồi cũng không ngoại lệ. Không
khí trong quán bỗng ồn ào đến khó chịu. Liếc nhìn qua các cô gái mới vào, tôi
chợt nhận ra đứa học trò tôi dạy ngày xưa, khoảng năm sáu năm gì đó. Cảm giác
buồn bực bỗng trào lên, tôi toan gọi tính tiền…
Bỗng, con bé bước nhanh đến
chỗ tôi ngồi:
-
Thưa thầy. Thầy còn nhớ em hôn?
-
Xin lỗi… em là… - Tôi giả vờ ngơ ngác, trong lòng cảm thấy bực dọc.
-
Dạ em là Ngọc Hà nè thầy. Hồi đó đi cắm trại thầy thường hay chụp hình em
đó.
Tiếng gọi í ới phía bên kia:
-
Hà ơi! Gặp người quen rồi hả. Có cần qua phụ giúp gì không?
Cô bé quay lại nói to:
-
Thầy tui đó. Mấy bà không được nói bậy nha!
Tôi cực kì khó chịu. Nhưng
vẫn giả lả:
-
Vậy ra là Ngọc Hà đó hả em? Dạo này em thế nào?
-
Dạ, em nghỉ học mấy năm trước rồi thầy.Bây giờ em đi làm phục vụ ở quán.
-
Ừ, vậy hả ?
Tôi nói ấm ớ, chỉ muốn ra
khỏi quán thật nhanh để khỏi phải gặp tình cảnh này. Bây giờ, nhỡ có ai quen
chạy ngang thấy tôi nói chuyện với mấy cô gái phục vụ này, mai vô lớp chỉ
còn cách lấy khẩu trang bịt mặt cho đỡ thẹn.
Dường như thấy thái độ không
tự nhiên của tôi, cô bé nói nhanh:
-
Dạ, gặp thầy em mừng quá nên chạy lại chào luôn. Thôi thầy nói chuyện chú đây
nha. Em qua với mấy đứa bạn.
-
Ừ, thôi em qua bên đó để các bạn chờ. Thầy cũng có chuyện phải đi rồi.
Cô bé chào tôi lễ phép rồi quay
về với nhóm bạn tiếp viên. Tôi cũng vội vàng tính tiền và ra về sớm.
2.
Giờ cơm trưa.
- Em làm canh mặn quá!
- Vậy hả? Chắc lưỡi em bị lạt rồi. Để em thêm nước.
Cơm tối.
- Em nấu chi nhiều vậy. Anh ăn sao hết!
- Sợ anh đi dạy về bị đói. Để bữa sau em bớt lại.
Quen miệng. Thỉnh thoảng lại chê, vợ lặng lẽ rút kinh
nghiệm.
Mấy hôm lễ, vợ dẫn con về quê ngoại.
... Vắng ngắt!.... Không muốn ăn.
Hết lễ, vợ lên trễ. Bữa trưa chỉ kịp nấu mì gói chan
cơm...
Chu choa ơi! Sao nó ngon lạ kỳ...
3
Trong quán cà phê nhỏ...
- Chú mua giùm con tờ vé số!
Tôi nhìn lên. Một đứa bé gầy nhom trạc 11 tuổi.
- Chú không mua đâu.
- Mua giùm con đi chú. Sáng giờ bán hổng được...- Nó cứ
nài nỉ.
- Chú không mua - Tôi móc ví lấy tờ 5000đ - Cho con nè.
Đôi mắt thằng bé chợt tối sầm.
- Con không ăn xin.
Nó quay lưng đi ra khỏi quán. Tôi ngẩn người nhìn theo
bóng nó xa dần.
4
Giờ giải lao, một cô bé học
trò rụt rè đến bên bàn:
- Thưa thầy, thầy cho con nghỉ từ buổi học sau… Mẹ kêu
nghỉ để đi học thêm nhà cô
- Có chuyện gì vậy con?
Cô bé rân rấn nước mắt:
- Dạ… vừa rồi cô cho làm kiểm tra . Bài viết con có 3
điểm.
- Con sai chỗ nào?
- Con cũng không biết nữa. Cô chỉ nói học kém như vầy
mà không chịu học thêm cuối năm đừng hòng thi.
- Nhưng con làm bài ở đây được 7 điểm mà…
- Dạ… nhưng cô là người quyết định điểm của con trong
lớp
5
Chiều...
Trên đường chở con đi về. Mải mê nói chuyện với con...
Chợt đèn đỏ. Thắng lại...
Một chiếc Honda đằng sau chạy vụt lên, lách vèo qua xe hai cha con...
Một gương mặt đàn ông quay lại quát : ĐỒ ĐIÊN....
Nhìn chiếc xe vượt đèn đỏ xong, con gái quay lại hỏi:
- Ba ơi! Sao chú đó vượt đèn đỏ mà còn gọi mình là "đồ điên" vậy?
............ (hổng biết nói gì)...............
Trên đường chở con đi về. Mải mê nói chuyện với con...
Chợt đèn đỏ. Thắng lại...
Một chiếc Honda đằng sau chạy vụt lên, lách vèo qua xe hai cha con...
Một gương mặt đàn ông quay lại quát : ĐỒ ĐIÊN....
Nhìn chiếc xe vượt đèn đỏ xong, con gái quay lại hỏi:
- Ba ơi! Sao chú đó vượt đèn đỏ mà còn gọi mình là "đồ điên" vậy?
............ (hổng biết nói gì)...............
6
10 năm
trước...
- Anh đạp xe qua cầu mệt lắm. Để em xuống nha!
- Không sao đâu em. Cầu thấp thế này, nhằm nhò gì.
- Em sợ anh mệt.
- Chuyện nhỏ...như con thỏ.
10 năm sau...
- Anh ơi, đạp xe qua cầu mệt không? Hay là em xuống đi bộ nha.
- Bộ trâu bò hay sao không mệt. Biết vậy không chịu xuống xe mà còn hỏi là sao!
- Anh đạp xe qua cầu mệt lắm. Để em xuống nha!
- Không sao đâu em. Cầu thấp thế này, nhằm nhò gì.
- Em sợ anh mệt.
- Chuyện nhỏ...như con thỏ.
10 năm sau...
- Anh ơi, đạp xe qua cầu mệt không? Hay là em xuống đi bộ nha.
- Bộ trâu bò hay sao không mệt. Biết vậy không chịu xuống xe mà còn hỏi là sao!
7
Chưa lấy
nhau.
- Thôi mà, anh đừng nắm tay. Kỳ lắm!
- Nắm một chút có sao đâu.
- Hổng được. Người ta nhìn kìa... (rút tay lại)
Lấy nhau 5 năm
- Anh đi nhanh quá hà.. (nắm tay)
- (gỡ tay, gắt) Em kỳ quá! Đi ngoài đường ngoài xá, nắm tay xà nẹo, người ta dòm kìa....
- Thôi mà, anh đừng nắm tay. Kỳ lắm!
- Nắm một chút có sao đâu.
- Hổng được. Người ta nhìn kìa... (rút tay lại)
Lấy nhau 5 năm
- Anh đi nhanh quá hà.. (nắm tay)
- (gỡ tay, gắt) Em kỳ quá! Đi ngoài đường ngoài xá, nắm tay xà nẹo, người ta dòm kìa....
8
Đêm cận
Trung Thu.
Tôi chạy rề rề trên phố lồng đèn Lương Nhữ Học.
Một bà cụ khoảng 70 tuổi è lưng cõng bà cụ ngoài 80, mắt bị mù. Hai người lặc lè trên con phố đông người.
Chẳng ai để ý hai mảnh đời vất vưỡng ấy.
Chạnh lòng, tôi dừng xe lại, dự định chờ bà cụ đến để cho bà chút tiền lẻ.
Chợt, một chiếc Honda dừng ngay cạnh bà. Một bé gái khoảng 10 tuổi nhảy xuống nhét vội vào tay bà cụ mù mấy tờ giấy bạc rồi nhanh chóng lên xe. Khi chiếc xe chạy ngang, khuôn mặt em bé tỏa ra một ánh sáng diệu kỳ...
"Có lẽ do đèn" - Tôi nghĩ thầm.
Quay lại nhìn phía sau... hai cụ già đã rẽ vào con đường nhỏ.
Ngó xuống mấy tờ bạc lẻ trong tay, tôi bỗng thấy trơ trọi giữa phố lồng đèn...
Tôi chạy rề rề trên phố lồng đèn Lương Nhữ Học.
Một bà cụ khoảng 70 tuổi è lưng cõng bà cụ ngoài 80, mắt bị mù. Hai người lặc lè trên con phố đông người.
Chẳng ai để ý hai mảnh đời vất vưỡng ấy.
Chạnh lòng, tôi dừng xe lại, dự định chờ bà cụ đến để cho bà chút tiền lẻ.
Chợt, một chiếc Honda dừng ngay cạnh bà. Một bé gái khoảng 10 tuổi nhảy xuống nhét vội vào tay bà cụ mù mấy tờ giấy bạc rồi nhanh chóng lên xe. Khi chiếc xe chạy ngang, khuôn mặt em bé tỏa ra một ánh sáng diệu kỳ...
"Có lẽ do đèn" - Tôi nghĩ thầm.
Quay lại nhìn phía sau... hai cụ già đã rẽ vào con đường nhỏ.
Ngó xuống mấy tờ bạc lẻ trong tay, tôi bỗng thấy trơ trọi giữa phố lồng đèn...
9
Trung Thu 38 năm trước...
Một lũ trẻ trong xóm nghèo tụ tập chơi trăng.
Lồng đèn là những chiếc lon sữa Ông Thọ đục lỗ dưới đáy, dựng ngang và cắm vào một mẩu đèn cầy.
Có đứa nghèo hơn, chỉ biết cắm mẩu nến trên đầu thanh gỗ dẹp.
Không có bánh.
Không có quà.
Chỉ có một đoàn lốc thốc nắm áo nhau đi vòng vòng, vừa đi vừa hát: "Tết Trung Thu em rước đèn đi chơi..."
Ở đầu xóm có một căn nhà lầu, ngăn cách với xóm nghèo bằng hàng rào sắt nhọn hoắt.
Một lũ trẻ trong xóm nghèo tụ tập chơi trăng.
Lồng đèn là những chiếc lon sữa Ông Thọ đục lỗ dưới đáy, dựng ngang và cắm vào một mẩu đèn cầy.
Có đứa nghèo hơn, chỉ biết cắm mẩu nến trên đầu thanh gỗ dẹp.
Không có bánh.
Không có quà.
Chỉ có một đoàn lốc thốc nắm áo nhau đi vòng vòng, vừa đi vừa hát: "Tết Trung Thu em rước đèn đi chơi..."
Ở đầu xóm có một căn nhà lầu, ngăn cách với xóm nghèo bằng hàng rào sắt nhọn hoắt.
Trong sân đang bày bàn ăn thịnh soạn. Xung
quanh treo đầy lồng đèn, mỗi chiếc to như cái thúng.
Một thằng bé ăn mặc đẹp, trạc tuổi bọn trẻ, đang đứng nắm chấn song, dán gương
mặt vào khe hở song sắt nhìn theo đoàn rồng rắn. Ánh mắt nó toát lên vẻ thèm
khát vô biên.
Sau lưng nó, bàn ăn nguội lạnh.
10
- T, sao em lại mang dép? Em
có biết nội quy trường không?
- Dạ… em không có giày.
Hôm sau…
- Em đi đỡ đôi giày bata của thầy. Khi nào có điều kiện thì mua đôi khác.
- Dạ… em cảm ơn thầy.
Mười lăm năm sau.
Trong một quán nhậu lớn. Bàn tiệc của giáo viên tình cờ đặt gần bàn cán bộ phòng ban của Quận.
- Này T… thầy mày ngồi bàn bên kia kìa.
- Muốn gì thì ổng qua đây. Tại sao tao phải qua đó…
- Dạ… em không có giày.
Hôm sau…
- Em đi đỡ đôi giày bata của thầy. Khi nào có điều kiện thì mua đôi khác.
- Dạ… em cảm ơn thầy.
Mười lăm năm sau.
Trong một quán nhậu lớn. Bàn tiệc của giáo viên tình cờ đặt gần bàn cán bộ phòng ban của Quận.
- Này T… thầy mày ngồi bàn bên kia kìa.
- Muốn gì thì ổng qua đây. Tại sao tao phải qua đó…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.