Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Dàn ý)



I/MỞ BÀI:
            - Mùa  xuân là đề tài, nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ thưởng thức và sáng tác.
            - Thông qua từng vẻ đẹp của mùa xuân, các nhà thơ gian tiếp bộc lộ nhân sinh quan của bản thân mình. Mỗi bài thơ có thể là một bài học về triết lý cuộc sống.
            - Tuy nhiên, đọc đến những vần thơ trong bài thơ “MXNN” của Thanh Hải, người đọc mới cảm thấy trọn vẹn vẻ đẹp cua mùa xuân thiên nhiên, cuộc sống và đặc biệt là khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.
II/ THÂN BÀI:
v     KHỔ 1:  “Mọc …tôi hứng”
- Dòng sông xanh - bông hoa tím biếc- con chim chiền chiện: hai hình ảnh mộc mạc, đơn sơ mang một vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên xứ Huế. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ với những hình ảnh ,màu sắc hài hoà. Điểm tô vào bức thanh xuân là âm thanh rộn rã tưng bừng của con chim chiền chiện.
- Ơi!... Hót chi mà…:  Từ cảm thán - cảm xúc dâng tràn của nhà thơ khi bắt gặp vẻ đẹp của mùa xuân. (Mở rộng: vì sao tác giả xúc động?)
- Giọt long lanh rơi - tôi hứng: từ gợi tả - có thể là giọt nắng, giọt mưa, giọt sương hay đó là giọt nước mắt xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, cuộc sống? Tất cả đều được nhà thơ đón nhận với niềm trân trọng.
v     Khổ 2:  “Mùa xuân … nương mạ”
- Người cầm súng - Người ra dồng: hình ảnh đối xứng -  hình ảnh của mùa xuân đất nước được thể hiện qua hai lực lượng tiêu biểu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ. Người cầm súng ở ngoài tiền tuyến chiến đấu để bảo vệ thành quả Cách mạng. Người ra đồng ở lại hậu phương đe lao động sản xuất nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Hình ảnh tương xứng hài hoà như nhịp bước đi lên của toàn dân tộc.
- Lộc: một sự phát hiện độc đáo của nhà thơ. Đây là chồi non, cũng có nghĩa là sự may mắn. Nhưng cành lộc trong thơ gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ. Đối với người chiến sĩ, lộc là cành lá nguỵ trang che mắt quân thù đem lại sự bình an, nhưng đối với người nông dân ra đồng, lộc lại là những áng nương ma trải dài xanh tốt báo hiệu một vụ mùa thắng lợi.
- Tất cả như…xôn xao:  Cấu trúc điệp trong thơ cùng với từ gợi tả tạo nên một không khí hối hả khẩn trương như nhịp sống đi lên của đất nước.
v     Khổ 3:  “ Đất nước … phía trước” – giọng thơ bỗng chuyển sang trầm lắng suy tư.
- 2 câu đầu: nhà thơ nhìn về chặng hành trình bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Suốt một quãng đường dài ấy, đất nước phải trải qua bao thăng trầm mất mát,bao thử thách gian lao vất vả trong cuộc chiến giành độc lập và giữ gìn nền độc lập ấy. Trong đau thương mất mát càng kiêu hãnh tự hào
                        Mở rộng: “ Nước Việt Nam từ trong máu lửa
                                             Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
- 2 câu sau:  một sự so sánh khá độc đáo khi nhà thơ nhìn về chặng hành trình của tương lai. Đất nước như một vì sao tỏa sáng cứ đi về phía trước trong chặng hành trình vô tận của cuộc sống. Câu thơ ẩn chứa niềm tự hào của nhà thơ khi nghĩ về tương lai phía trước.
v     Khổ 4:
- Ta làm… : điệp ngữ, nhịp thơ dồn dập bày tỏ khát vọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước. Tác giả muốn làm một tiếng chim hòa vào muôn vạn tiếng chim hót ca ngợi núi sông đang đổi mới; muốn làm một càng hoa giữa vườn hoa đất nước âm thầm khoe sắc tỏa hương cho cuộc đời; muốn làm một nốt nhạc trầm trong bản hòa ca của dân tộc. Niềm kiêu hãnh âm thầm cua nhà thơ thể hiện một cách tế nhị qua từ gợi tả “âm thầm”. Tất cả khát vọng khiêm tốn ấy được nhà thơ gọi là “mùa xuân nho nhỏ”
v     Khổ 5:
- “lặng lẽ dâng…”: Từ gợi tả “lặng lẽ được đảo ra đầu câu như lời nhấn mạnh. Niềm mong muốn cống hiến tuổi xuân, sức sống cho đời được thể hiện khiêm tốn bất chấp thời gian, tuổi tác
- “Dù là…” : cấu trúc điệp trong khổ thơ là lời thách thức với thời gian.
v     Khổ 6:
- Bài thơ kết thúc bằng khúc dân ca xứ Huế. Khúc hát Nam Ai, Nam Bình hòa vào nhịp phách tiền cứ ngân nga mãi trong lòng người những giai điệu mùa xuân…
III/ KẾT BÀI:
            Bài thơ hay bởi những giai điêu của thơ với âm hưởng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, bởi hình ảnh mộc mạc bình dị của thơ, đặc biệt là sự phát hiện độc đáo của nhà thơ  qua hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”. Càng đặc biệt hơn nữa khi người đọc biết rằng bài thơ được sáng tác trong lúc tác giả nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đọc những vần thơ của Thanh Hải, ta càng thêm yêu những con người mới biết lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc cá nhân. Mở rộng;
                                    “ Nếu là con chim chiếc lá
                                       Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
                                        Lẽ nào vay mà không có trả
                                        Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…” – Tố Hữu

5 nhận xét:

  1. cảm ơn. mình sẽ lấy để làm bài

    Trả lờiXóa
  2. Hình như Thiếu Phần Tác giả-tác phẩm...

    Trả lờiXóa
  3. bài này mặc dù là dàn ý nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, ví dụ :như tác giả ,tác phẩm, 1 số BPTT chưa nêu rõ, dẫn chứng mở rộng còn thiếu nhiều

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.