Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Nghị luận về đoạn trích "Cảnh ngày xuân"


Đề :
           Có ý kiến cho rằng “Cảnh ngày xuân” (SGK Ngữ Văn 9 – Tập 1 – NXB GD) là một trong những bức tranh tả cảnh thiên nhiên đẹp nhất trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Trình bày suy nghĩ của em về  ý kiến trên qua việc tìm hiểu đoạn thơ.



            Trong thơ xưa, thiên nhiên không chỉ là trung tâm của cái đẹp mà còn là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của nhà thơ. Trong tác phẩm “Truyện Kiều” bất hủ, Nguyễn Du đã dành hơn 220 câu thơ để tả thiên nhiên. Trong đó, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất của “Truyện Kiều”.
       Bốn câu thơ đầu mở ra một không gian nên thơ đầy sức sống lại vừa gợi lên được thời gian.
                                          Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Giữa bầu trời mênh mông trong xanh của mùa xuân là những cánh én “đưa thoi”. Cánh én là tín hiệu báo xuân về, những cánh chim xuân chao liệng trên bầu trời như thoi đưa. Câu thơ còn gợi cho người đọc cảm giác thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh.
Sau cánh én “đưa thoi” là ánh xuân, “thiều quang” của mùa xuân đã chuyển vào giai đoạn cuối – tháng ba. Hai tiếng “thiều quang” gợi lên cái màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời đang trong giai đoạn  tươi tắn nhất. Tiếp theo đó là màu xanh như bất tận của đồng cỏ non mơn mởn dưới nắng xuân, là sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê vừa mới nở:
                        Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Nguyễn Du quả thật tài tình khi vận dụng sáng tạo những vần thơ cổ Trung Hoa vào trong hai câu lục bát đậm đà bản sắc dân tộc “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”.Trong hai câu thơ Nguyễn Du, “trắng điểm” chính là nhãn tự. Cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa. Màu sắc trong bức tranh xuân được phối nhau một cách hài hoà. Màu trắng tinh khôi, mới mẻ, màu xanh đầy sức sống. Hai màu sắc hoà quyện vào nhau cùng cánh én “đưa thoi” và ánh “thiều quang” tươi hồng toát lên được vẻ đẹp và khát vọng mùa xuân say đắm lòng người.
Nếu bức tranh đầu là khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống thì tám câu thơ kế tiếp là bức tranh về lễ hội mùa xuân.
                              Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
      Cảnh trẩy hội diễn ra thật đông vui, tưng bừng, náo nhiệt. Trên các nẻo đường “gần xa”, những dòng người cuồn cuộn đi trẩy hội. Biết bao “tài tử giai nhân” dập dìu sánh vai nhau nhịp bước trên khắp đường quê. Các từ gợi tả “nô nức”, “dập dìu” diễn tả thật sinh động không khí tươi vui náo nhiệt của ngày xuân, đồng thời còn toát lên tâm trạng náo nức của người đi dự hội. Các câu thơ đã làm sống lại cái không khí lễ hội mùa xuân, một nét đẹp truyền thống văn hoá lâu đời của phương Đông.
                                              Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay
      Đời sống tâm linh, phong tục dân gian cổ truyền được nhà thơ miêu tả chân thực và sống động. Cõi âm và cõi dương, người sống và kẻ khuất, hiện tại và quá khứ , cả cái tâm thánh thiện và niềm tín ngưỡng dân gian cùng hiện lên trong hai câu thơ miêu tả ấy.
      Sáu câu thơ cuối ghi lại khung cảnh chiều xuân khi chị em Thuý Kiều đang lần bước về nhà. Mặt trời đã tà tà gác núi, một ngày hội đã qua nhanh:
                              Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh co bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Nhịp thơ chậm rãi, như bâng khuâng, như lưu luyến. Cảnh xuân vẫn tươi đẹp với ánh nắng nhạt nhoà, với dòng nước uốn quanh, với nhịp cầu nhỏ bắc ngang, nhưng  không gian có phần lắng đọng. Nhịp điệu sôi động, náo nức của ngày hội xuân với tiếng cười nói xôn xao được thay thế bằng sự im ắng mênh mang của chiều tà. Bóng dáng và hơi thở con người dường như thiếu hẳn trong các  câu thơ. Những từ láy “thanh thanh”, “ nao nao”, “nho nhỏ” không chỉ miêu tả vẻ đẹp của cảnh mà còn là sự rung động của tâm hồn một giai nhân đa sầu đa cảm, một cảm giác man mác bâng khuâng như nuối tiếc về một ngày vui thoáng qua mau đồng thời dự báo linh cảm về những tháng ngày không còn hồn nhiên vô tư nữa.
      Có thể nói, đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật đep, giàu sức sống, thật sống động nhưng cũng đầy tâm trạng. Vẻ đẹp ấy không chỉ là vẻ đẹp của ngoại cảnh mà còn là bức tranh tâm trạng. Tất cả được diễn đạt bởi bàn tay nghệ sĩ tài hoa thông qua những vần thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã không cường điệu khi khẳng định:
                              Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn



Nghị luận về đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"


Đề :    
             Suy nghĩ và cảm nhận của em về đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” (Trích Truyện Kiều – SGK Ngữ Văn 9 – Tập 1 – NXB GD).



                                          “ Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
                                            Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
( Chế Lan Viên)
            Truyện Kiều – kiệt tác văn chương không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Thông qua Truyện Kiều, chữ Nôm được nâng lên thành ngôn ngữ văn học. Tác phẩm sống mãi trong lòng người bởi một tấm lòng nhân đạo bao la về số kiếp bọt bèo của người con gái xinh đẹp, tài hoa trong xã hội cũ. Truyện Kiều còn hay bởi tài năng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du thể hiện qua từng vần thơ, nét chữ. Một trong những giá trị nghệ thuật tiêu biểu là bút pháp tả người. Những nhân vật được Nguyễn Du miêu tả trong tác phẩm không dừng lại ở chân dung ngoại hình mà được nâng lên thành chân dung tính cách, chân dung số phận. Nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” là hình ảnh tiêu biểu nhất.
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần đầu của truyện Kiều: “Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân.
Từ dòng thơ mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu hai chị em Kiều đều là những người con gái đẹp:
                                          Đầu lòng hai ả  tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Miêu tả chị em Kiều, tác giả sử dụng bút pháp ước lệ, mượn vẻ đẹp thiên nhiên để diễn tả nét đẹp của con người, từ đó gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao trong trắng của hai chị em. Thúy Kiều và Thúy Vân mang một vẻ đẹp hoàn hảo từ “ cốt cách” như mai cho đến “ tinh thần” trong trắng, thanh khiết như băng tuyết. Mỗi người dù mang một vẻ đẹp không ai giống ai, nhưng vẫn “ mười phân vẹn mười”. Chỉ  một dòng thơ mà Nguyễn Du đã khái quát được vẻ đẹp chung và  vẻ  đẹp riêng của từng người, khẳng định sự hoàn mĩ, hơn người của hai nàng và ý thức về sự lí tưởng hóa cao độ khi miêu tả vẻ đẹp người con gái của nhà thơ.
                              Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
      Ấn tượng đầu tiên về Thúy Vân là những nét đẹp hoàn hảo,vững bền. Tác giả cố tình nhấn mạnh vẻ “ trang trọng” và “đoan trang” của Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp đài các, quý phái và đứng đắn. Vẻ đẹp ấy được miêu tả cụ thể đến từng chi tiết: khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày cong và đậm, miệng cười tươi như hoa nở, tiếng nói trong trẻo như tiếng ngọc khua, làn da trắng hơn tuyết, mái tóc óng ả hơn mây…Nét nào của Thuý Vân cũng hơn hẳn những vẻ đẹp vốn có trong thiên nhiên. Theo quan niệm của người xưa, sự “đầy đặn” và “ nở nang” toát lên nét phúc hậu của người con gái. Vẻ đẹp ấy luôn tạo được sự hoà hợp với xung quanh làm cho “mây thua”, “tuyết nhường” thay cho lời dự báo về một cuộc sống êm đềm, bình lặng.        
Thuý Vân đã đẹp, nhưng Thuý Kiều còn đẹp hơn bội phần:
                              Kiều càng sắc sảo mặn mà
        So bề tài sắc lại là phần hơn
      Khác với vẻ trang trọng đài các quý phái của Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả Kiều với  một nét “ sắc sảo mặn mà”. Nàng không chỉ “ sắc sảo” về trí tuệ mà còn “mặn mà” về tâm hồn – một vẻ đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ. So về tài lẫn sắc, Thúy Kiều đều hơn hẳn Thúy Vân. Đến đây, người đọc mới hiểu được tại sao Nguyễn Du lại dành thời gian miêu tả Thúy Vân trước. Bằng cách vận dụng nghệ thuật đòn bẩy thật tài tình, tả khách hình chủ, tả Thuý Vân trước rồi mới tả Thuý Kiều, tác giả đã lấy vẻ đẹp Thúy Vân làm nền để  nâng tài sắc của Kiều lên một bậc cao hơn. 
Làn thu thủy nét xuân sơn
      Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Khi viết về Thúy Kiều, ngòi bút của Nguyễn Du thiên về gợi hơn tả. Nếu ở Thúy Vân, nhà thơ tả  cụ thể đến sáu chi tiết: khuôn mặt, chân mày, nụ cười, tiếng nói, mái tóc, làn da, thì  ở Thúy Kiều, nhà thơ chỉ tập trung vào ánh mắt, nét mày. Đôi mắt Kiều được ví như làn nước mùa thu xanh biếc, thăm thẳm và phẳng lặng. Nét mày thanh tú, xinh tươi như dáng núi mùa xuân. Vẫn là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ cổ “thu thuỷ”,“ xuân sơn”, “ hoa” “ liễu”… được đưa vào thơ nhằm nổi bật vẻ tươi tắn, quyến rũ  của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng thần tình bút pháp tả người để hình tượng nhân vật trở nên bất hủ. Với ánh mắt ấy, với đôi mày ấy cùng với thành ngữ “ nghiêng nước nghiêng thành” khiến người đọc liên tưởng đến những đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc cổ: nụ cười của nàng Bao Tự, sự duyên dáng của Tây Thi  hay một nét quyến rũ của Điêu Thuyền thời Tam Quốc... Dường như, khi viết về Thuý Kiều, tác giả đã đem tất cả những vẻ đẹp của thế gian đưa vào để tô điểm chân dung nhân vật.
      Không chỉ đẹp, Kiều còn rất tài hoa. Nếu vẻ đẹp của nàng là duy nhất trên thế gian, tài năng của nàng hoạ chăng mới có một người  thứ hai sánh được:
                              “ Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”
      Với trí thông minh trời phú, Thuý Kiều giỏi tất cả các môn cầm kì thi hoạ. Từ việc làm thơ đến vẽ tranh, ca ngâm đánh đàn, thành thạo âm nhạc, tất cả đều xuất sắc hơn người. Đặc biệt khúc đàn “Bạc mệnh” do chính nàng soạn ra làm cho người nghe phải buồn thương rơi lệ. Phải chăng khúc đàn ấy là biểu hiện sinh động cho một cái tâm đa sầu đa cảm. Tài năng ấy đã đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến lúc bấy giờ.
      Như vậy, vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố: sắc, tài, tình. Sắc đẹp hoàn hảo đến mức “ nghiêng nước nghiêng thành”, khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”. Tài năng tuyệt đỉnh hơn người cùng những “nghề riêng” ta  thường thấy phổ biến trong chốn phong lưu. Tài năng ấy lại kết hợp với cái tâm đa sầu đa cảm của nàng thay cho lời dự báo một cuộc đời long đong, đầy sóng gió. Nói như sư bà Tam Hợp đạo cô sau này khi xem tướng Thúy Kiều:
                          Tinh anh phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa
Qua bức chân dung của chị em Thúy Kiều, ngòi bút tả người của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp ngoại hình, đằng sau đó còn là chân dung tính cách, chân dung số phận. Người đời sau ca ngợi Nguyễn Du là “ thiên cổ kì bút” không có gì cường điệu.
Tóm lại, nhân vật là đứa con tinh thần của tác giả, qua nhân vật tác giả bộc lộ quan điểm thậm chí cả tâm tư tình cảm của mình. Thuý Vân, Thuý Kiều với sắc đẹp tuyệt trần không chỉ là điển hình chuẩn mực về nghệ thuật mà còn thể hiện được tài năng miêu tả và tấm lòng ưu ái  của nhà thơ dành cho nhân vật. Đó cũng là một trong những giá trị nhân đạo tiêu biểu của “Truyện Kiều”.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Nghị luận khổ 3-4 bài thơ "VIếng lắng Bác" của Viễn Phương



(PHÂN TÍCH KHỔ 3,4)

                        Bác đã đi rồi sao Bác ơi !
                        Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
                        Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
                        Đón Bác vào thăm thấy Bác cười.
                                                                       (Tố Hữu, Bác ơi !)
Ngày 2/9/1969, Bác Hồ kính yêu đã vĩnh viễn ra đi, để lại muôn nỗi tiếc thương cho bao người dân Việt Nam. Nhiều bài thơ khóc Bác được các nhà thơ viết nên với tất cả lòng thành kính, yêu thương. Bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương dù ra đời rất muộn, tháng 4 – 1976, nhưng vẫn tạo ấn tượng mạnh trong lòng người đọc bởi tình cảm sâu lắng nhưng mãnh liệt của một đứa con miền Nam lần đầu tiên được thấy Bác trong lăng. Nhận xét về bài thơ, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 – NXBGD có viết : " Bài thơ có giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi  cảm. Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc"
Qua việc tìm hiểu và phân tích hai khổ cuối của bài thơ, chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Theo dòng người nối tiếp nhau vào trong lăng, niềm xúc cảm của nhà thơ chợt dâng trào và òa vỡ thành tiếng thổn thức khi nhìn thấy Bác :
                        Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
                        Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Cụm từ giấc ngủ bình yên là phép nói giảm nói tránh trong thơ. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc giảm nhẹ sự đau buồn mất mát khi nói về cái chết mà còn miêu tả rất thực hình ảnh Bác trong lăng. Sự ra đi của Bác thanh thản và nhẹ nhàng như bước vào giấc ngủ an lành, tự tại. Giấc ngủ ấy chỉ có được ở những người có tâm hồn cao đẹp, biết sống vì hạnh phúc của mọi người. Khi ra đi, họ sẽ không vướng mang, ràng buộc, ung dung tự tại “Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay ”. Bác Hồ chính là người như thế, cả cuộc đời Bác chỉ lo cho dân cho nước, cho hạnh phúc của muôn nhà :
                        Bác để tình thương cho chúng con
                        Một đời thanh bạch chẳng vàng son
                        Mong manh áo vải hồn muôn trượng
                        Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
                                                                        (Tố Hữu, Bác ơi !)
Bác nằm trong lăng, bao phủ quanh Bác là ánh sáng dịu dàng huyền ảo của ánh đèn. Trong cảm nhận của tác giả, đó là ánh sáng của vầng trăng tròn lung linh huyền diệu. Hình ảnh liên tưởng gợi ta nhớ đến cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác và sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa Bác với trăng. Trong những tháng ngày bị tù đày trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch, ánh trăng không ngại ngùng xuyên qua sóng cửa vào tận chốn tăm tối của ngục tù để nhìn ngắm người tù cách mạng :

                        Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
                        Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ   (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
Bước vào cuộc kháng chiến trường kì, vầng trăng cũng theo Bác vào tận chiến khu Việt Bắc. Trăng tỏa ánh sáng bạc đầy thuyền trong một đêm xuân, làm cho cuộc kháng chiến đầy gian khổ ác liệt bỗng trở nên thi vị :
                        Giữa dòng bàn bạc việc quân
               Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
                                                                        (Hồ Chí Minh, Rằm tháng Giêng)
Đẹp làm sao, lúc sinh thời Bác cùng trăng bầu bạn, đồng hành qua bao chặng đường Cách mạng. Giờ đây, đến khi Bác ra đi ánh trăng vàng cũng tiếp tục đồng hành đưa tiễn Người vào cõi hư vô.
Đến đây, bỗng nhà thơ cảm thấy trào dâng một niềm đau vô hạn :
                        Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
                        Mà sao nghe nhói ở trong tim
Hình ảnh ẩn dụ trời xanh để chỉ Bác. Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, cũng như Bác luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam. Hai câu thơ xây dựng theo hình thức đối lập, giữa cái biết và cảm giác nhói trong tim. Biết là lí trí và nhói là cảm xúc. Lí trí vẫn luôn nhắc nhở nhà thơ rằng Bác vẫn sống trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng – Bác đã không còn. Hai sự việc đối lập trong cùng một thể thống nhất: tình cảm kính yêu đối với Bác.
Trong bài thơ, tác giả Viễn Phương sử dụng hàng loạt các hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác và liên quan đến Bác : mặt trời rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh. Những hình ảnh mang tầm vũ trụ kì vĩ như muốn nói lên một điều, Bác đã hóa thân vào vũ trụ vĩnh hằng, để sống mãi trong lòng dân tộc.
Rời lăng Bác, niềm xúc động thiêng liêng trào dâng mãnh liệt thành những vần thơ tha thiết yêu thương :
                        Mai về miền Nam thương trào nước mắt
“Mai về ”, một cách nói để chỉ khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi, nhà thơ không còn ở bên Bác bao lâu nữa. Từ “thương ” đậm chất Nam Bộ  vang lên thể  hiện lòng biết ơn, là tình yêu, tấm lòng kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi niềm đau xót khi mất Bác. Những cảm xúc dồn nén bỗng tuôn trào thành niềm ước nguyện thiết tha thành kính :
                        Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
                        Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
                        Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Điệp ngữ Muốn làm cùng nhịp thơ dồn dập vang lên như lời khẳng định khát vọng mãnh liệt của nhà thơ. Đó là mong muốn được hòa nhập, hóa thân vào những sự vật quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Ước nguyện làm một con chim nhỏ cất tiếng hót vui say trong những sớm  bình minh bên lăng Bác, nguyện làm một đóa hoa tỏa hương thơm vấn vương không gian ở quanh lăng. Không phải tình cờ mà chúng ta bắt gặp sự trùng hợp đến lạ kì trong ước nguyện hóa thân của các nhà thơ. Trong Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải cũng có cùng một khát khao dâng hiến như thế :
                        Ta làm con chim hót
                        Ta làm một cành hoa
            Nhà thơ Tố Hữu cũng thế :
                                    Nếu là con chim, chiếc lá
                                    Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
            Nguyện ước đơn sơ ấy xuất hiện cả trong những giai điệu của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh :
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
                                                           (Tự nguyện)
            Nguyện làm con chim để cất cao tiếng hót cho đời thêm rộn rã âm thanh, nguyện làm một đóa hoa để khoe sắc tỏa hương thơm cho cuộc đời thêm tươi đẹp. Đó là những khát vọng chân thành và khiêm tốn mà các tác giả mong muốn được hiến dâng. Nguyện ước ấy thật đáng trân trọng biết bao.
            Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh hàng tre và kết thúc bằng cây tre trung hiếu. Lối kết cấu đầu cuối tương ứng trong thơ đã làm cho mạch thơ được xuyên suốt. Hàng tre là biểu tượng cho dân tộc, cây tre là biểu tượng cho cá nhân. Tác giả bày tỏ ước nguyện được thành một cây tre trung hiếu  đứng trong hàng quân danh dự canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác, muốn được sống xứng đáng với truyền thống dân tộc. Đặc biệt, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ : Trung với Đảng – Hiếu với dân ”.
            Tóm lại, với những từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ trang trọng cùng giọng thơ trang nghiêm thành kính, Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Tình cảm ấy cũng là một tiếng nói chung của đồng bào miền Nam, nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của mình. Bài thơ Viếng lăng Bác được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi cũng vì lẽ đó.



(PHÂN TÍCH KHỔ 3,4)

                        Bác đã đi rồi sao Bác ơi !
                        Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
                        Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
                        Đón Bác vào thăm thấy Bác cười.
                                                                       (Tố Hữu, Bác ơi !)
Ngày 2/9/1969, Bác Hồ kính yêu đã vĩnh viễn ra đi, để lại muôn nỗi tiếc thương cho bao người dân Việt Nam. Nhiều bài thơ khóc Bác được các nhà thơ viết nên với tất cả lòng thành kính, yêu thương. Bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương dù ra đời rất muộn, tháng 4 – 1976, nhưng vẫn tạo ấn tượng mạnh trong lòng người đọc bởi tình cảm sâu lắng nhưng mãnh liệt của một đứa con miền Nam lần đầu tiên được thấy Bác trong lăng. Nhận xét về bài thơ, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 – NXBGD có viết : " Bài thơ có giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi  cảm. Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc"
Qua việc tìm hiểu và phân tích hai khổ cuối của bài thơ, chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Theo dòng người nối tiếp nhau vào trong lăng, niềm xúc cảm của nhà thơ chợt dâng trào và òa vỡ thành tiếng thổn thức khi nhìn thấy Bác :
                        Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
                        Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Cụm từ giấc ngủ bình yên là phép nói giảm nói tránh trong thơ. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc giảm nhẹ sự đau buồn mất mát khi nói về cái chết mà còn miêu tả rất thực hình ảnh Bác trong lăng. Sự ra đi của Bác thanh thản và nhẹ nhàng như bước vào giấc ngủ an lành, tự tại. Giấc ngủ ấy chỉ có được ở những người có tâm hồn cao đẹp, biết sống vì hạnh phúc của mọi người. Khi ra đi, họ sẽ không vướng mang, ràng buộc, ung dung tự tại “Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay ”. Bác Hồ chính là người như thế, cả cuộc đời Bác chỉ lo cho dân cho nước, cho hạnh phúc của muôn nhà :
                        Bác để tình thương cho chúng con
                        Một đời thanh bạch chẳng vàng son
                        Mong manh áo vải hồn muôn trượng
                        Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
                                                                        (Tố Hữu, Bác ơi !)
Bác nằm trong lăng, bao phủ quanh Bác là ánh sáng dịu dàng huyền ảo của ánh đèn. Trong cảm nhận của tác giả, đó là ánh sáng của vầng trăng tròn lung linh huyền diệu. Hình ảnh liên tưởng gợi ta nhớ đến cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác và sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa Bác với trăng. Trong những tháng ngày bị tù đày trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch, ánh trăng không ngại ngùng xuyên qua sóng cửa vào tận chốn tăm tối của ngục tù để nhìn ngắm người tù cách mạng :

                        Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
                        Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ   (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
Bước vào cuộc kháng chiến trường kì, vầng trăng cũng theo Bác vào tận chiến khu Việt Bắc. Trăng tỏa ánh sáng bạc đầy thuyền trong một đêm xuân, làm cho cuộc kháng chiến đầy gian khổ ác liệt bỗng trở nên thi vị :
                        Giữa dòng bàn bạc việc quân
               Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
                                                                        (Hồ Chí Minh, Rằm tháng Giêng)
Đẹp làm sao, lúc sinh thời Bác cùng trăng bầu bạn, đồng hành qua bao chặng đường Cách mạng. Giờ đây, đến khi Bác ra đi ánh trăng vàng cũng tiếp tục đồng hành đưa tiễn Người vào cõi hư vô.
Đến đây, bỗng nhà thơ cảm thấy trào dâng một niềm đau vô hạn :
                        Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
                        Mà sao nghe nhói ở trong tim
Hình ảnh ẩn dụ trời xanh để chỉ Bác. Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, cũng như Bác luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam. Hai câu thơ xây dựng theo hình thức đối lập, giữa cái biết và cảm giác nhói trong tim. Biết là lí trí và nhói là cảm xúc. Lí trí vẫn luôn nhắc nhở nhà thơ rằng Bác vẫn sống trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng – Bác đã không còn. Hai sự việc đối lập trong cùng một thể thống nhất: tình cảm kính yêu đối với Bác.
Trong bài thơ, tác giả Viễn Phương sử dụng hàng loạt các hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác và liên quan đến Bác : mặt trời rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh. Những hình ảnh mang tầm vũ trụ kì vĩ như muốn nói lên một điều, Bác đã hóa thân vào vũ trụ vĩnh hằng, để sống mãi trong lòng dân tộc.
Rời lăng Bác, niềm xúc động thiêng liêng trào dâng mãnh liệt thành những vần thơ tha thiết yêu thương :
                        Mai về miền Nam thương trào nước mắt
“Mai về ”, một cách nói để chỉ khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi, nhà thơ không còn ở bên Bác bao lâu nữa. Từ “thương ” đậm chất Nam Bộ  vang lên thể  hiện lòng biết ơn, là tình yêu, tấm lòng kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi niềm đau xót khi mất Bác. Những cảm xúc dồn nén bỗng tuôn trào thành niềm ước nguyện thiết tha thành kính :
                        Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
                        Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
                        Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Điệp ngữ Muốn làm cùng nhịp thơ dồn dập vang lên như lời khẳng định khát vọng mãnh liệt của nhà thơ. Đó là mong muốn được hòa nhập, hóa thân vào những sự vật quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Ước nguyện làm một con chim nhỏ cất tiếng hót vui say trong những sớm  bình minh bên lăng Bác, nguyện làm một đóa hoa tỏa hương thơm vấn vương không gian ở quanh lăng. Không phải tình cờ mà chúng ta bắt gặp sự trùng hợp đến lạ kì trong ước nguyện hóa thân của các nhà thơ. Trong Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải cũng có cùng một khát khao dâng hiến như thế :
                        Ta làm con chim hót
                        Ta làm một cành hoa
            Nhà thơ Tố Hữu cũng thế :
                                    Nếu là con chim, chiếc lá
                                    Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
            Nguyện ước đơn sơ ấy xuất hiện cả trong những giai điệu của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh :
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
                                                           (Tự nguyện)
            Nguyện làm con chim để cất cao tiếng hót cho đời thêm rộn rã âm thanh, nguyện làm một đóa hoa để khoe sắc tỏa hương thơm cho cuộc đời thêm tươi đẹp. Đó là những khát vọng chân thành và khiêm tốn mà các tác giả mong muốn được hiến dâng. Nguyện ước ấy thật đáng trân trọng biết bao.
            Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh hàng tre và kết thúc bằng cây tre trung hiếu. Lối kết cấu đầu cuối tương ứng trong thơ đã làm cho mạch thơ được xuyên suốt. Hàng tre là biểu tượng cho dân tộc, cây tre là biểu tượng cho cá nhân. Tác giả bày tỏ ước nguyện được thành một cây tre trung hiếu  đứng trong hàng quân danh dự canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác, muốn được sống xứng đáng với truyền thống dân tộc. Đặc biệt, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ : Trung với Đảng – Hiếu với dân ”.
            Tóm lại, với những từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ trang trọng cùng giọng thơ trang nghiêm thành kính, Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Tình cảm ấy cũng là một tiếng nói chung của đồng bào miền Nam, nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của mình. Bài thơ Viếng lăng Bác được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi cũng vì lẽ đó.

Nghị luận về khổ 1-2 bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương



Đề :   Nhận định về  bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, SGK Ngữ Văn 9 – NXB GD có viết:
" Bài thơ có giọng điệu trang trọng ,tha thiết , nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi  cảm. Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc"
         Hãy tìm hiểu và phân tích hai khổ thơ liên tiếp trong bài Viếng lăng Bác để làm rõ nhận định trên.

(PHÂN TÍCH KHỔ 1,2)

Viễn Phương là nhà thơ miền Nam  trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là một  trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ của ông bình dị mà trữ tình, mộc mạc chân chất nhưng nhẹ nhàng sâu lắng.
            Tháng 4 năm 1976, lăng Bác được khánh thành, Viễn Phương được ra miền Bắc viếng thăm lăng Bác. Bao cảm xúc yêu thương dồn nén trào dâng thành những vần thơ thành kính trang nghiêm. Bài thơ “Viếng lăng Bác” ra đời ngay sau đó và nhanh chóng đi vào lòng người đọc bởi cảm xúc chân thành, tha thiết của nhà thơ. Trong đó, hai khổ thơ đầu đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác và cảnh vật quanh lăng.
                                    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
                        Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
                        Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam
                        Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

                                     Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
                                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                               
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
                                    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
            Cảm hứng bao trùm trong thơ chính là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng thăm lăng Bác. Nguồn cảm hứng ấy chi phối cả giọng điệu của bài thơ: thành kính, suy tư, trầm lắng xen lẫn niềm đau xót, tự hào.
            Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự không gian từ xa tới gần. Bài thơ được mở đầu bằng lời tâm sự:
                                    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Từ xưng hô “con” trong câu thơ mang đậm chất Nam bộ, thể hiện tình cảm yêu thương kính trọng của  của nhà thơ đối với Bác. Cách xưng hô nghe vừa chân chất mộc mạc lại vừa gần gũi thân tình. Đó là tiếng xưng hô yêu thương không chỉ của nhà thơ mà còn là của nhân dân miền Nam đối với Bác. Trong tâm khảm của mọi người, Bác là một người cha vĩ đại:
                                    Người là Cha, là Bác, là Anh
                                    Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ 
                                                                                      ( Tố Hữu)
Cụm từ “ ở miền Nam” gợi lên tình cảm thân thương ruột thịt giữa Bác với đồng bào miền Nam, mảnh đất thành đồng chống Mĩ, nơi Bác bắt đầu bước hành trình đi tìm đường cứu nước:
                                    Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
                                    Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
                                                                                     ( Tố Hữu)
Tự đáy lòng của người con đến thăm cha, Viễn Phương như muốn nói với Bác: Con ở miền Nam…. Câu thơ giản dị nhưng bao hàm một ý nghĩa lớn. Trong tim Bác và trong tim miền Bắc, Miền Nam luôn luôn là nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương, là niềm tự hào, là biểu tượng anh hùng, bất khuất, dũng cảm, kiên cường, là thành đồng Tổ Quốc… Giờ đây, nhà thơ mang theo cả niềm tự hào đó của đồng bào miền Nam để đến với Bác.
Và, hình ảnh đầu tiên tác giả bắt gặp qua màn sương mờ buổi sớm chính là bóng dáng quen thuộc của làng quê:
                        “ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
                        Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam
                        Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Hàng tre bát ngát xanh tươi trải rộng bên lăng như những hàng quân canh giữ cho giấc ngủ yên bình của Bác. Hàng tre xanh mộc mạc và bình dị của quê hương được nhà thơ nhấn mạnh:
                        Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam
Từ cảm thán “Ôi” bộc lộ cảm xúc trào dâng khi bắt gặp hình ảnh thân thiết của quê nhà. Từ gợi tả “xanh xanh” đảo ra phía trước như muốn nhấn mạnh sức sống bền bỉ của quê hương, dân tộc. Màu xanh ấy đã được nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi:
                                    Tre xanh, xanh tự bao giờ
                           Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh (Tre Việt Nam)
Quả thật, đi suốt chiều dài của đất nước Việt Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, nơi nào ta cũng thấy bóng dáng của làng quê qua hình ảnh hàng tre quen thuộc: “ Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… Đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” – (Cây tre, Thép Mới). Cho nên, giữa muôn ngàn cây và hoa bên lăng Bác, Viễn Phương chọn hình ảnh hàng tre để miêu tả không phải ngẫu nhiên mà là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.
            Từ màu xanh đầy sức sống của hàng tre, nhà thơ liên hệ đến phẩm chất cao đẹp của con người :
                                                Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Cây tre mộc mạc giản dị là thế, nhưng lại kiên cường bất khuất không hề khuất phục trước bão dông:
                                                Bão bùng thân bọc lấy thân
                                       Tay vươn, tay níu tre gần nhau hơn 
                                                                                 ( Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)
Phẩm chất của tre gần gũi với phẩm chất của người dân Việt, chân chất bình dị trong cuộc sống lao động, nhưng lại anh hùng bất khuất trong cuộc đấu tranh giải phóng nước nhà.
            Hòa vào dòng người đang tiến dần đến trước lăng , mạch suy tưởng của nhà thơ tiếp tục dâng trào khi đứng giữa quảng trường Ba Đình rộng lớn:
                                      Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
                                      Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ai đã từng viếng lăng Bác mới cảm nhận hết hàm ý ẩn chứa trong hai câu thơ trên của Viễn Phương. Nếu hình ảnh “mặt trời trên lăng” là bút pháp tả thực để chỉ một thực thể trong vũ trụ thì “mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác. Một hình ảnh đối chiếu đầy sáng tạo để ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ. Mặt trời là nguồn sống của muôn loài vạn vật khi nó mang lại ánh sáng và hơi ấm khắp hành tinh. Bác Hồ kính yêu cũng là người mang lại ánh sáng Cách mạng từ Luận cương của Lênin soi sáng trên bầu trời đêm của những cuộc đời tối tăm, nô lệ.
Thật ra, việc so sánh Bác với hình ảnh mặt trời không phải là phát hiện mới của Viễn Phương. Trước đây, trong ca dao kháng chiến chúng ta cũng từng bắt gặp cách so sánh tương tự:

                                                Bác Hồ là vị cha chung
                                    Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương 
Nhưng sáng tạo của Viễn Phương chính là hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ ”, để từ đó khái quát được hình ảnh Bác Hồ vĩ đại biết chừng nào !
            Cùng với mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là dòng người đi trong thương nhớ.
                                    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
                                    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
Nhịp thơ chầm chậm như bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy tưởng, bao trùm một một không khí thương nhớ Bác không nguôi, thành kính kết tràng hoa tình yêu dâng bảy mươi chín mùa xuân của Người. “Người ta là hoa của đất”, nhà thơ thật sâu sắc và tinh tế khi tôn quí nhân dân. Mỗi người dân là một bông hoa và dòng người đi trong thương nhớ chính là tràng hoa dâng lên Bác.
Ngày ngày… ngày ngày …, sự lặp lại của thời gian, cũng là sự lặp lại của lòng thương nhớ. Cứ mỗi ngày mặt trời đi qua trên lăng Bác, thì mỗi ngày dòng người như bất tận lại nối tiếp nhau vào lăng dâng lên Người những đóa hoa đời tươi thắm nhất. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác đã trở thành chân lí như vòng tuần hoàn của thời gian.
            Tóm lại, chỉ qua hai khổ thơ, Viễn Phương đã bộc lộ được cảm xúc trào dâng của mình khi lần đầu tiên được viếng thăm lăng Bác. Những hình ảnh trong thơ được xây dựng bằng rung cảm thiết tha của nhà thơ. Từ đó, tác giả  bộc lộ tình cảm chân thành, bình dị mà tha thiết của mình đối với Bác. Đó cũng là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.