Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT HKII - LỚP 9

A/ KHỞI NGỮ:

I- Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
  1. Về trí thông minh thì nó là nhất.
  2. Đối với cháu, thật là đột ngột.
  3. Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
  4. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức.
  5. Chuyện của Linh, tôi đã biết rồi.
  6. Thương thì thương nhưng tôi vẫn phải cho nó vào trường cai nghiện bác à!
  7. Ăn, tôi cũng ăn rồi, bài tập tôi đã làm rồi, sao anh không cho tôi xem phim chứ?
  8. Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
  9. Cái cổng đằng trước, mở thì cũng mở được đấy, nhưng mở ra cũng chẳng ích gì.
  10. Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
2 – Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ :
    1. chơi đàn  rất điêu luyện.
    2. Bức tranh đã  nhưng còn đẹp lắm.
    3. Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi, tôi ăn cơm gạo tôi.
    4. Nghèo nhưng anh ấy không bao giờ nhờ vả  bạn bè.
    5. Mặc cho bom nổ, tôi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ.

B/ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP:

I – Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau:
  1. Ông lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói không đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế . .  (Kim Lân)
  2. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
  3. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
  4. Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm)
  5. Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn)
  1. Này, hãy đến đây nhanh lên.
  2. Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
  3. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi. (Tô Hoài)
  4. - Ông giáo để tôi nói … Nó hơi dài một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!…  (Nam Cao)
  1. Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đám chứ sống làm gì cho nó nhục. (Kim Lân)
  2. Có thể bàn thắng này đã được sắp đặt từ trước, Nguyên nghi ngờ, nhưng cậu không có bằng chứng cụ thể.
  3. Bài “Tràng giang” của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trên chiếc ghe bầu, lênh đênh trên trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm hết cái buồn man mác của nó. (Xuân Diệu)
  4. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng)
  5. Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày, tôi nghĩ, chắc là muốn cho cô ấy để ý.
  6. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Kim Lân)
II – Tìm thành phần gọi – đáp trong các câu ca dao sau và cho biết lời gọi –đáp đó hướng đến ai.
1 - Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi,nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
2 - Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
IV– Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì:
  1. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
  2. Bước vào thế kỉ mới,muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta pải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. MUốn vậy thì khấu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớ- trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Vũ Khoan – Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
  3. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đí thôi)
V – Viết một đoạn văn (từ 4 – 6 câu) phân tích khổ 1 bài thơ “Sang thu”. Trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chú. Chỉ ra  những thành phần ấy.


C/ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN:


I- Xác định phép liên kết câu,liên kết đoạn qua những từ ngữ in đậm trong các phần trích sau:
A – Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra áp vào vật nhau. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố)
B – T’nú hét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi, nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. (Nguyễn Trung Thành)
C - Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi  có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. tôi thấy đau, ướt ở má.
D - Này bác Voi! Chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi không sợ. Chúng tôi không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.  ( Trích “ Kiến giết voi”)
E – Nguyễn Du mở đầu Truyện Kiều đã viết: “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Chính “những điều trông thấy” ấy đã làm cho Nguyễn Du viết Truyện Kiều thành một bức tranh hết sức chân thực, phô bày bao cảnh sống ngang trái đau thương của xã hội thời ông.

II – Chỉ ra các  phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau đây:

A.     Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. hưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lổ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và  sáng tạo bị hạn chế do lối học chay học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp đầy những lổ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
(Vũ Khoan – Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

B.     Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng  nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
                                                                        ( Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ)
C.    Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
                                                                        (Thời gian là gì? – Tạp chí Tia Sáng)
D.    Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành.Muốn ác phải là kẻ mạnh.
                                                                        (Nam Cao – Chí Phèo)
E.     Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy tỏa đều  cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
                                                                         ( Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ)
F.     Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cô gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
                                                                         (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
G.    Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ.Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…(Nguyễn Thành Long)

III – Chỉ ra các lỗi liên kết về nội dung hoặc hình thức trong các phần trích sau và nêu lên cách sửa lỗi ấy:

1.      Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Co những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.   ( Trần Ngọc Thêm)
2.      Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông. (Báo)
3.      Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống lâu dưới mặt đất. Hiện nay người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.  ( Báo)
IV - Đọc các đoạn trích sau:
1.      Đúng ra, ông không uống mà ông đổ. Uống thì phải nhắp, phải chén, phải khà, phải thưởng thức cho hết chất cay, chất nồng của rượu. Còn ông với miệng vốn há hốc của ông , ông ngước mặt rồi cầm ly rượu, đưa lên cao, đổ xuống. Hình như rượu không đụng đến lưỡi, rượu đổ ngay vào đốc họng rồi tuôn thẳng vào lòng ông. Ông uống rượu mà như uống thuốc độc vậy.
     ( Nguyễn Quang Sáng)
2.      Cùng lắm, Bá Kiến có giở quẻ, Chí Phèo cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. (Nam Cao)
a- Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập có trong đoạn trích.
b- Tìm các phép liên kết câu trong đoạn trích.

IV– Viết một đoạn văn (4-6 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Trong đoạn văn có sử dụng các phép liên kết : lặp, thế, nối.

VI – NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý:


1.  Những câu in đậm ở các phần trích sau đây chứa hàm ý gì?
  1. Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó:  Em xem bây giờ là mấy giờ rồi?”
  2. Bác sĩ cầm mạch bệnh nhân, khẽ lắc đầu, nhìn người nhà:
- Chậm quá rồi!
c.      Bác lái xe ắt anh ta lại chỗ nhà họa hội họa và cô gái :
- Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè : ở Lào Cai đi sớm quá.
d.      Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi « Ba vô ăn cơm ». Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại.
e.      Chị Dậu vừa nói vừa mếu :
2.  Tìm hàm ý những câu in đậm dưới đây. Cho biết mỗi trườnghợp, hàm ý được tạo bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào.
            1 - Trong chuyến đi dã ngoại, Lam ăn mặc rất nổi bật. Hoàng trầm trồ với Diễm :
-          Hôm nay Lam mặc đồ ấn tượng quá !
-          Mèo vẫn hoàn mèo thôi – Diễm mỉa mai.
2 - Tâm hỏi Minh :
-          Minh đã học thuộc thơ và làm bài tập tiếng Việt chưa ?
-          Tớ làm bài tập xong từ đời nào – Minh đáp.

3.  Người nói, người nhe những câu in đậm dưới đây là ai ? Xác định hàm ý trong mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng minh điều đó ?

1/  - Anh nói nữa đi. – Ông giục.
     - Báo cáo hết !... Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
       Thì giờ ngắn ngủi còn ại thúc giục cả chính người họa sĩ già.Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.

2/  Thoắt trông nàng đã chào thưa :
« Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều. »
Tiểu thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.


IV – Điền tiếp vào các chỗ trống một câu có hàm ý động viên.
1/         A : Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.
B :……………………………………………………………

2/         C : Ngày mai cậu đi picnic với tụi mình nha!
D : Mình không đi đâu. Mặt mình mụn nhiều lắm!
C : ……………………………………………………

V – Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
             Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

VI– Trong truyện cười dân gian “Lợn cưới, áo mới” có hai câu thoại gây cười:

 - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không ?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra bảo:
- Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua cả!”
Hàm ý trong mỗi câu in đậm là gì?

VII – Xác định hàm ý trong các câu ca dao sau:
1 -Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
        Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”.
            2 – Cô kia cắt cỏ bên sông
         Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang

2 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.