Câu
1: Hãy
tìm câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng?
a- Cháu nằm trên lúa
a- Cháu nằm trên lúa
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi còn không? (Tố Hữu)
b- Một cậu bé hỏi mẹ:
- Tại sao mẹ lại khóc?
Người mẹ đáp:
- Vì mẹ là một phụ nữ.
c - Em là
ai ? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây, hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây, hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
(Người con gái Việt
Nam, Tố Hữu)
d. Một
hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi :
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
... Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :
- Sao cô biết mợ con có con ?
( Nguyên Hồng )
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
... Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :
- Sao cô biết mợ con có con ?
( Nguyên Hồng )
Câu 2: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào?
Câu
3: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết
câu cầu khiến đó là gì?
a-
Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.
b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên
con.
c- Ồ, hoa nở đẹp quá!
d- Hãy đem những chậu hoa này ra
ngoài sân sau.
e- Bạn cho mình mượn cây bút đi.
f-
Chúng ta về thôi các bạn ơi.
g- Lấy giấy ra làm kiểm tra!
h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các
anh hùng liệt sĩ.
Câu 4: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:
a, Cậu nên đi học đi.
b, Đừng nói chuyện!
c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
d, Cầm lấy tay tôi này!
e, Đừng khóc.
Câu 5: Hãy chỉ ra
câu cầu khiến trong các đoạn sau, đặc điểm hình thức và chức năng của những câu
cầu khiến đó.
a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :
- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .
( Sọ Dừa )
b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .
[ ... ]
c. Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :
- Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !
[ ... ]
d. Vua cuống quýt kêu lên :
- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !
( Cây bút thần )
- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .
( Sọ Dừa )
b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .
[ ... ]
c. Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :
- Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !
[ ... ]
d. Vua cuống quýt kêu lên :
- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !
( Cây bút thần )
Câu 6: Tìm đặc điểm hình thức của các câu cảm thán sau:
a- Than ôi cũng một kiếp người
a- Than ôi cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ, thác vùi đường quan.
(Văn chiêu hồn, Nguyễn Du)
b- Thương thay thân phận con rùa
b- Thương thay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia.
c, Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm
biết bao!
d- Hỡi ơi, súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ.
d- Hỡi ơi, súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiều)
e - Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! ( Tố Hữu )
f - Ôi ,
quê mẹ nơi nào cũng đẹp , nơi nào cũng rực rỡ chiến tích kì công !
g- Ôi , buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! ( Tố Hữu )
h - Mệt ơi là mệt !
i- Thương thay cũng một kiếp người . ( Nguyễn Du )
k- Con này gớm thật ! ( Nguyên Hồng )
l- Thế thì tốt quá ! ( Nam Cao )
m - Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... ( Nam Cao )
Câu 7: Viết 3 câu cảm thán cho 3 chủ đề sau:
g- Ôi , buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! ( Tố Hữu )
h - Mệt ơi là mệt !
i- Thương thay cũng một kiếp người . ( Nguyễn Du )
k- Con này gớm thật ! ( Nguyên Hồng )
l- Thế thì tốt quá ! ( Nam Cao )
m - Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... ( Nam Cao )
Câu 7: Viết 3 câu cảm thán cho 3 chủ đề sau:
-
Khi em được chứng kiến một việc làm tốt đẹp của người khác.
-
Cảm xúc trước nội dung một bộ phim hay.
-
Nhìn thấy một cảnh tượng thương tâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.