Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013
BẾN NHÀ RỒNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu "lưỡng long chầu nguyệt" nên thường được gọi là "Nhà Rồng", do vậy bến cảng thuộc khu vực này cũng mang tên Bến Nhà Rồng.
Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Nơi đây, trước ngày 30.4.1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 03 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng bày; 02 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời. Trong 09 phòng trưng bày hiện tại, có 06 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 03 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định.
Từ nǎm 1995 đến nay, đơn vị đã tổ chức trưng bày 20 chuyên đềmang tính thời sự tại Bảo tàng và 16 cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoại thành. Tất cả các phòng trưng bày sau những lần chỉnh lý đều được nâng lên cả về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố trong khâu trưng bày tạo tính hấp dẫn đối với người xem. Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh..., Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của Thành phố...
Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Đặc biệt có hàng trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ riêng từ đầu nǎm đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng vận động nhân dân hiến tặng 2093 tư liệu.
Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi và lòng mến khách, yêu nghề của CB.CNV Bảo tàng đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng khách tham quan và nhân dân miền Nam . Với những thành tích như trên, liên tục từ nǎm 1992 đến nay, Bảo tàng luôn nhận được bằng khen của Bộ Vǎn hóa Thông tin; của UBND TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt 5 nǎm liền từ 1992 - 1996, Bảo tàng vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng III; nǎm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 nǎm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố, đồng thời UBND Thành phố đã phối hợp với Hiệp hội LYON của Pháp đầu tư trang thiết bị hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cho Bảo tàng, công trình đã khánh thành vào ngày 21/11/1998, làm nổi bật một cách hài hòa các khối kiến trúc đem lại sức sống, nǎng động cho ngôi Nhà Rồng về đêm.
Nǎm 2001, nhân kỷ niệm 90 nǎm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2001), UBND TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư việc xây dựng mở rộng Bảo tàng; và xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành, chỉnh trang nhà Rồng. Trong đề án chương trình mục tiêu phát triển từ nay đến nǎm 2005, ngoài các hoạt động thường xuyên, đơn vị tập trung cải tạo nâng cấp mở rộng diện tích trưng bày; chỉnh lý lớn các phòng trưng bày cố định, tập trung xây dựng những chuyên đề mang đặc trưng của một Bảo tàng Chi nhánh phía Nam như chủ đề "Bác Hồ với miền Nam - miền Nam với Bác Hồ".
Trong thời gian trước mắt (2001 - 2005) thực hiện hoàn chỉnh công tác tin học hóa công tác trưng bày và quản lý kho tư liệu, hiện vật. Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nối mạng với Sở Vǎn hóa Thông tin, tiến tới nối mạng trao đổi thông tin tư liệu với Cục Bảo tồn Bảo tàng, với các Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án "Mô hình khung cảnh khu vực Cảng Sài Gòn những nǎm 1911" (ngoài trời) cùng việc phục chế chiếc tàu AMIRAL LATOUCH TREVILL mà ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước nhằm làm sinh động, phong phú hơn hình thức trưng bày của Bảo tàng và tạo ấn tượng cảm xúc trực quan gây sự hấp dẫn khách vào tham quan, định hướng phát triển và phối hợp với ngành Du lịch, tạo sự thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Nguồn: Webside Quan4.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.