31
Những năm đất nước chưa mở
cửa...
Đi dạy ở vùng sâu, thầy và trò đều nghèo đói như nhau.
Nhưng, hầu như ai nấy đều giàu tình cảm. Trong lớp có bao nhiêu học sinh, thầy đi đủ bấy nhiêu đám tiệc.
Ngày 20/11, một đứa học trò nghèo nhất lớp mang đến biếu thầy hơn chục củ khoai mì.
Biết trò nghèo, thầy băn khoăn không nhận.
Trò nhanh nhảu thuyết phục:
- Nhà em trồng nhiều khoai mì lắm. Thầy ăn bớt đi. Hổng ăn để dành cho heo ăn cũng vậy hà...
Đi dạy ở vùng sâu, thầy và trò đều nghèo đói như nhau.
Nhưng, hầu như ai nấy đều giàu tình cảm. Trong lớp có bao nhiêu học sinh, thầy đi đủ bấy nhiêu đám tiệc.
Ngày 20/11, một đứa học trò nghèo nhất lớp mang đến biếu thầy hơn chục củ khoai mì.
Biết trò nghèo, thầy băn khoăn không nhận.
Trò nhanh nhảu thuyết phục:
- Nhà em trồng nhiều khoai mì lắm. Thầy ăn bớt đi. Hổng ăn để dành cho heo ăn cũng vậy hà...
32
Những năm còn khó khăn, ở
vùng ngoại thành, ngày 20/11 được tặng một xấp vải là điều xa xỉ đối với giáo
viên...
Giờ chơi ngày 19/11...
Đang ngồi uống nước bên trong nhà nghỉ giáo viên, tôi chợt nghe tiếng lao xao của những học sinh nữ bên ghế đá sát vách nhà nghỉ. Một giọng nữ đột ngột cao giọng:
- Để rồi mày coi. Tao mua ổng cái một. Hai xấp vải với cái bao thư chứ có bao nhiêu!
Giờ chơi ngày 19/11...
Đang ngồi uống nước bên trong nhà nghỉ giáo viên, tôi chợt nghe tiếng lao xao của những học sinh nữ bên ghế đá sát vách nhà nghỉ. Một giọng nữ đột ngột cao giọng:
- Để rồi mày coi. Tao mua ổng cái một. Hai xấp vải với cái bao thư chứ có bao nhiêu!
Nghe giọng quen quen, tôi kê mắt nhìn qua khe vách. Cô bé đang nói là học sinh lớp tôi chủ nhiệm- nhà giàu, se sua, học yếu...
Ngày 20/11, sau phần nghi lễ chung, BGH cho giáo viên chủ nhiệm về lớp sinh hoạt....
Cô bé lớn tiếng hôm qua bước lên chúc mừng và tặng quà.
Nhìn hai xấp vải và phong bao nằm gọn trong túi nilon lớn, tôi lặng người đau đớn ...
2 – Bước vào một quán cà phê vườn sang trọng ở Phú Nhuận, tôi nhận ra ngay đứa học trò của mình đang ngồi ở chiếc bàn nhỏ cạnh lối đi. Bên cạnh là một cô bạn gái khá xinh xắn.
Đây là đứa học sinh ngày xưa tôi rất yêu mến và kì vọng. Hồi tôi dạy, gia đình cậu ta rất nghèo, sau giờ học phải đi làm thêm ở tiệm photo để có tiền đóng học phí. Tôi yêu mến và khâm phục tinh thần học tập, ý chí vươn lên của cậu bé. Hình ảnh cậu học trò nghèo vượt khó trở thành câu chuyện giáo dục trong những tiết dạy của tôi….
Giờ đây, sau nhiều năm, cậu bé trở thành một thanh niên lịch lãm, quần áo chỉnh chu, toàn hàng hiệu. Nhìn trang phục, tôi đoán cậu ta đang thành đạt…
Ánh mắt thầy trò chạm nhau…
Cậu học trò ngày xưa của tôi khẽ quay sang hướng khác.
Tôi chầm chậm đi qua.
Cậu ta vẫn ngồi ngó bâng quơ.
Qua khỏi chiếc bàn nhỏ mấy bước, tôi thoáng nghe cậu ta nói với người bạn gái bên cạnh:
- Ông đó hồi xưa dạy anh…
Cảm giác nặng nề choáng ngợp lấy tôi. Ly nước tôi uống hôm đó có chút vị đắng chát…
3 – Cô văn thư gõ cửa phòng làm việc.
- Thầy ơi! Có phụ huynh cần gặp thầy.
Tôi bước ra. Ngồi đó lá một phụ nữ ngoài ba mươi, đầy vẻ sang trọng.
- Thưa thầy!
- Xin lỗi… Chị là….
- Thầy đoán xem em là ai.
Tôi cố moi móc trong trí nhớ… Người phụ nữ vẫn đứng mỉm cười. Nụ cười và đôi mắt rất quen…
- Chắc tôi không nhớ được rồi. Em là…
- Thầy không nhớ em thiệt hả? Em là Trương Ngọc Hiền nè!
Tôi giật mình thảnh thốt. Em là học trò tôi chủ nhiệm hai mươi năm trước. Nhưng vào học chỉ hai tháng thì em nghỉ học luôn để đi làm…. Vài năm sau nghe nói em đi Mỹ theo diện HO. Vậy mà bây giờ…
- Em về nước được vài lần, nhưng không ở lâu. Mấy lần về em có hỏi thăm thầy nhưng các bạn không biết tin tức. Lần này về lâu hơn nên em dành thời gian đi tìm. Thầy ời, vậy là em gặp được thầy rồi…
Cuộc gặp gỡ hàn huyên tưởng chừng không dứt. Hai mươi năm, tôi không ngờ học trò từ bên kia đại dương vẫn còn nhớ và tìm ra tôi…
Các bạn suy nghĩ gì từ ba mẩu chuyện trên? Phần giải đáp tôi xin được để ngỏ ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.