Viễn Phương
tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh ngày 01 tháng 5 năm 1928. Quê gốc Tân
Châu, An Giang. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
từ năm 1975. Ông mất ngày 21-12-2005, nhằm ngày 21-11 Ất Dậu tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Nói đến Viễn Phương là người ta nói đến một nhà thơ. Ông có một số bài thơ hay, được nhiều người yêu thích, như bài Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân, 1978. Thế nhưng Viễn Phương viết khá nhiều văn xuôi. Ngay từ năm 1957, ông đã xuất bản chung với Lê Vĩnh Hòa, Tiêu Kim Thủy và Ngọc Linh tập truyện ngắn mang tên Chiếc áo thiên thanh (NXB Trùng Dương). Từ đó cho đến khi qua đời, Viễn Phương đã xuất bản 10 tập truyện và ký cùng với 7 tập thơ. Đọc những tập truyện và ký của Viễn Phương, tôi hiểu Viễn Phương thực sự có năng lực viết văn xuôi trong khi ông làm rất nhiều thơ. Điều này không phải nhà thơ nào cũng có được!
Phàm đã là nhà thơ, đã sở trường về thơ thì hiếm người có thể gặt hái thành công khi viết văn xuôi, nhất là khi viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở nước Nga thế kỷ 19, có A. Puskin thành công rực rỡ trên cả thơ và văn xuôi. Ở nước ta, có những nhà thơ không thích làm thơ nữa, hoặc làm thơ không được người ta đọc nữa, liền chuyển sang viết… lý luận phê bình! Một số nhà thơ đồng thời là nhà lý luận phê bình thơ (chỉ riêng về thơ thôi) rất sắc xảo, tài ba như Xuân Diệu… Nhưng, ít gặp một nhà thơ nào lại trở thành một nhà lý luận phê bình tiểu thuyết hoặc truyện ngắn!
Với Viễn Phương, những truyện ngắn, truyện vừa và ký của ông có nhiều cái khá đặc sắc, như Quê hương địa đạo chẳng hạn. Ở đó, chất liệu hiện thực trinh nguyên được gắn kết với tâm hồn nhạy cảm lãng mạn, lối quan sát trí tuệ, tinh đời, cách thể hiện giàu chất hài hước, đầy lạc quan, ngay cả khi viết về những hoàn cảnh ác liệt nhất trong chiến tranh. Trong thơ, Viễn Phương ít có sự bứt phá, thơ của ông giản dị, thiên về tự sự, phản ánh hiện thực. Sau chiến tranh, những năm cuối đời, thơ ông bay bổng hơn, long lanh tình, giàu xúc cảm, nhưng vẫn quen trong cách thể hiện cũ. Văn của ông thì khác. Viễn Phương không có tiểu thuyết, có một ít truyện ngắn. Ông chuyên viết ký và những chuyện người thật việc thật, những sự tích mà ông tận mắt chứng kiến. Cả đời viết văn xuôi, ông chỉ viết những gì mình thuộc, những gì thôi thúc ông không viết ra thì chịu hết nổi! Chính nhờ thế mà Viễn Phương đã tạo nên không ít những trang văn xuôi lấp lánh văn chương, lấp lánh tình đời. So với những nhà viết văn xuôi quê gốc Nam Bộ, tôi nghĩ rằng Viễn Phương là một trong những gương mặt nổi bật. Nhà thơ Chế Lan Viên trong lời tựa cho tập thơ Phù sa quê mẹ (NXB Văn học, 1991), viết ngày 3-7-1988, đã đánh giá cao văn xuôi Viễn Phương: “… Trước khi ra miền Bắc, thì những năm dữ dội nhất, anh ở vùng dữ dội nhất là đất thép Củ Chi! Nhờ ở vùng này, Viễn Phương sáng tác được nhiều bài văn xuôi rất xuất sắc. Theo tôi, anh cũng là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của miền Nam. Tiếc rằng, các nhà phê bình nghĩ rằng anh là nhà thơ, nên không chú ý điểm ấy!”. Cả một đời sáng tác, trong 17 đầu sách xuất bản, Viễn Phương có tới 10 tập văn xuôi. Rõ ràng đóng góp của Viễn Phương cho văn xuôi là đáng khảng định. Tìm hiểu sự nghiệp văn chương của Viễn Phương, tôi đề nghị mọi người nên gọi ông là Nhà văn!
Tháng Sáu 2005, khi ông ký tặng tôi tập thơ Gió lay hương quỳnh (NXB Hội Nhà văn, 6-2005) là lúc ông vừa thoát khỏi một cơn bệnh nặng. Trong thời gian tôi tuyển chọn những tác phẩm của Viễn Phương để làm Tuyển tập, thì ông đã yếu lắm, nhưng còn rất minh mẫn. Qua những buổi tiếp xúc, trò chuyện với ông, trong bối cảnh ông biết mình chỉ còn sống rất ít ngày nữa, tôi được nghe ông nói nhiều điều mà trước đó một hai năm, ông chẳng bao giờ nói ra! Viễn Phương là một người có cốt cách nho nhã. Tôi bị hấp dẫn bởi bản chất hồn hậu, giầu lòng nhân ái, không thích ganh đua, không bao giờ hại ai, luôn luôn tránh phải đối đầu (hiểu theo nghĩa tranh đấu, phê phán, kiểm thảo một ai đó). Một nhà văn nổi tiếng, cùng cơ quan với Viễn Phương ở trên Rừng, kể với tôi rằng: “Hễ có cuộc họp kiểm thảo một ai đó thì y như rằng Viễn Phương kiếm cớ vắng mặt”!
Viễn Phương là một thanh niên trí thức, con nhà gia giáo, đi làm cách mạng. Bởi thế, suốt cuộc đời ông, không bao giờ ông bận tâm, líu ríu với chuyện thăng tiến, tiền bạc, địa vị. Ông sống thủy chung, thanh bạch và dạy con, cháu sống thủy chung, thanh bạch. Ông là người coi trọng tình nghĩa, sống vì tình nghĩa! Bản thảo Tuyển tập Viễn Phương tôi làm với cả tấm lòng mình, hoàn tất từ tháng 6-2005, lẽ ra được xuất bản từ khi tác giả còn sống, nhưng vì lý do khách quan, đến nay Nhà xuất bản Văn học mới trình làng cùng bạn đọc. Ngày nhà văn Viễn Phương qua đời, tôi trong đoàn của Ban chấp hành Hội Nhà văn thành phố, Hội Nhà văn Việt Nam, và thay mặt Nhà xuất bản Văn học đến viếng. Trước linh cữu ông, tôi cầu mong linh hồn ông thanh thản nơi miền cực lạc và mong ông thể tất về sự chậm trễ của Tuyển tập này. Ở đời, nhiều trường hợp muốn mà không thực hiện được, người ta đành phải thốt lên: Lực bất tòng tâm!
Viễn Phương tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, đang học Colège Cần Thơ (1945), tham gia Thanh niên cứu quốc, Vệ quốc quân, cán bộ Sở Giáo dục Nam Bộ, Sở Thông tin Nam Bộ, Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến, Ủy viên Ban Chấp hành chi hội Văn nghệ Nam Bộ. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, ông ở lại hoạt động nội thành đến năm 1960 thì bị giặc bắt, giam ở các nơi: đề lao Gia Định, khám Chí Hòa, Phú Lợi… Năm 1962, ông ra tù, vào vùng giải phóng Củ Chi, là Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
Sau năm 1975 nhà văn Viễn Phương từng giữ các trọng trách Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố, Phó bí thư Đảng đoàn Văn nghệ thành phố, Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 1996, nhà thơ Viễn Phương được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Nhà thơ Viễn Phương đã được tặng nhiều Huân chương cao quý và các giải thưởng văn học: Giải nhì, Giải thưởng Cửu Long, Nam Bộ (1954): Trường ca Chiến thắng Hòa Bình; Giải nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: Truyện Lòng mẹ; Giải thưởng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Tặng thưởng Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Giải thưởng Nhà nước đợt 1 năm 2001: Truyện ký Quê hương địa đạo; Giải nhì cuộc thi viết về Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Phụ nữ thành phố tổ chức: Truyện ký Chuyện đời má Bảy; Giải nhì (không có giải nhất): Văn bia Đền Tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi.
Sinh thời, Viễn Phương tâm sự: Trước năm 1975, tôi hoạt động khi ở chiến trường, khi trong lòng giặc. Thời gian này, chủ yếu tôi viết về chiến tranh hoặc viết về đấu tranh. Tôi luôn quan niệm ngòi bút là vũ khí. Từ sau chiến thắng 1975, tôi vẫn viết về chiến tranh. Không phải tôi quá thiếu vốn sống đời thường mà tôi thấy cuộc chiến đấu của dân tộc ta vĩ đại quá, sự hy sinh của nhân dân cao cả quá, mà những gì ta có được về mặt văn học, chưa tương xứng với tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Hơn nữa, tôi rất khổ tâm vì cuộc chiến mới qua chưa bao lâu, đã có người cố tình bôi đen lịch sử, xuyên tạc sự thật trên trang viết của mình. Do đó, tôi muốn nói lên sự thật, góp phần giúp thế hệ mai sau hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn về cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại này. Tôi rất mừng vì gần đây theo chủ trương của Đảng, các hội văn học nghệ thuật, các báo có những cuộc vận động viết về chiến tranh, về người lính, về các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tôi ước mong sẽ có những nhà văn tài năng dựng lên được những tác phẩm đồ sộ về cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Đọc lại những lời ông viết về mục đích sáng tác và ý nguyện của mình, tôi càng trân trọng, quý yêu ông! Cho đến trọn đời, cái ông thiết tha nhất không phải là danh lợi mà chỉ là “muốn nói lên sự thật”, ông chỉ ước ao có những tác phẩm văn học tương xứng với tầm vóc vĩ đại của dân tộc, của đất nước! Tôi xin trích một đoạn từ bài Văn bia đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược Củ Chi để kết thúc Lời giới thiệu Tuyển tập Viễn Phương: Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước Người đang sống nhớ thương người đã khuất Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời Những anh liệt như ngàn sao tỏa sáng Đời đời sau chiếu mãi giữa tim người…
Nói đến Viễn Phương là người ta nói đến một nhà thơ. Ông có một số bài thơ hay, được nhiều người yêu thích, như bài Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân, 1978. Thế nhưng Viễn Phương viết khá nhiều văn xuôi. Ngay từ năm 1957, ông đã xuất bản chung với Lê Vĩnh Hòa, Tiêu Kim Thủy và Ngọc Linh tập truyện ngắn mang tên Chiếc áo thiên thanh (NXB Trùng Dương). Từ đó cho đến khi qua đời, Viễn Phương đã xuất bản 10 tập truyện và ký cùng với 7 tập thơ. Đọc những tập truyện và ký của Viễn Phương, tôi hiểu Viễn Phương thực sự có năng lực viết văn xuôi trong khi ông làm rất nhiều thơ. Điều này không phải nhà thơ nào cũng có được!
Phàm đã là nhà thơ, đã sở trường về thơ thì hiếm người có thể gặt hái thành công khi viết văn xuôi, nhất là khi viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở nước Nga thế kỷ 19, có A. Puskin thành công rực rỡ trên cả thơ và văn xuôi. Ở nước ta, có những nhà thơ không thích làm thơ nữa, hoặc làm thơ không được người ta đọc nữa, liền chuyển sang viết… lý luận phê bình! Một số nhà thơ đồng thời là nhà lý luận phê bình thơ (chỉ riêng về thơ thôi) rất sắc xảo, tài ba như Xuân Diệu… Nhưng, ít gặp một nhà thơ nào lại trở thành một nhà lý luận phê bình tiểu thuyết hoặc truyện ngắn!
Với Viễn Phương, những truyện ngắn, truyện vừa và ký của ông có nhiều cái khá đặc sắc, như Quê hương địa đạo chẳng hạn. Ở đó, chất liệu hiện thực trinh nguyên được gắn kết với tâm hồn nhạy cảm lãng mạn, lối quan sát trí tuệ, tinh đời, cách thể hiện giàu chất hài hước, đầy lạc quan, ngay cả khi viết về những hoàn cảnh ác liệt nhất trong chiến tranh. Trong thơ, Viễn Phương ít có sự bứt phá, thơ của ông giản dị, thiên về tự sự, phản ánh hiện thực. Sau chiến tranh, những năm cuối đời, thơ ông bay bổng hơn, long lanh tình, giàu xúc cảm, nhưng vẫn quen trong cách thể hiện cũ. Văn của ông thì khác. Viễn Phương không có tiểu thuyết, có một ít truyện ngắn. Ông chuyên viết ký và những chuyện người thật việc thật, những sự tích mà ông tận mắt chứng kiến. Cả đời viết văn xuôi, ông chỉ viết những gì mình thuộc, những gì thôi thúc ông không viết ra thì chịu hết nổi! Chính nhờ thế mà Viễn Phương đã tạo nên không ít những trang văn xuôi lấp lánh văn chương, lấp lánh tình đời. So với những nhà viết văn xuôi quê gốc Nam Bộ, tôi nghĩ rằng Viễn Phương là một trong những gương mặt nổi bật. Nhà thơ Chế Lan Viên trong lời tựa cho tập thơ Phù sa quê mẹ (NXB Văn học, 1991), viết ngày 3-7-1988, đã đánh giá cao văn xuôi Viễn Phương: “… Trước khi ra miền Bắc, thì những năm dữ dội nhất, anh ở vùng dữ dội nhất là đất thép Củ Chi! Nhờ ở vùng này, Viễn Phương sáng tác được nhiều bài văn xuôi rất xuất sắc. Theo tôi, anh cũng là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của miền Nam. Tiếc rằng, các nhà phê bình nghĩ rằng anh là nhà thơ, nên không chú ý điểm ấy!”. Cả một đời sáng tác, trong 17 đầu sách xuất bản, Viễn Phương có tới 10 tập văn xuôi. Rõ ràng đóng góp của Viễn Phương cho văn xuôi là đáng khảng định. Tìm hiểu sự nghiệp văn chương của Viễn Phương, tôi đề nghị mọi người nên gọi ông là Nhà văn!
Tháng Sáu 2005, khi ông ký tặng tôi tập thơ Gió lay hương quỳnh (NXB Hội Nhà văn, 6-2005) là lúc ông vừa thoát khỏi một cơn bệnh nặng. Trong thời gian tôi tuyển chọn những tác phẩm của Viễn Phương để làm Tuyển tập, thì ông đã yếu lắm, nhưng còn rất minh mẫn. Qua những buổi tiếp xúc, trò chuyện với ông, trong bối cảnh ông biết mình chỉ còn sống rất ít ngày nữa, tôi được nghe ông nói nhiều điều mà trước đó một hai năm, ông chẳng bao giờ nói ra! Viễn Phương là một người có cốt cách nho nhã. Tôi bị hấp dẫn bởi bản chất hồn hậu, giầu lòng nhân ái, không thích ganh đua, không bao giờ hại ai, luôn luôn tránh phải đối đầu (hiểu theo nghĩa tranh đấu, phê phán, kiểm thảo một ai đó). Một nhà văn nổi tiếng, cùng cơ quan với Viễn Phương ở trên Rừng, kể với tôi rằng: “Hễ có cuộc họp kiểm thảo một ai đó thì y như rằng Viễn Phương kiếm cớ vắng mặt”!
Viễn Phương là một thanh niên trí thức, con nhà gia giáo, đi làm cách mạng. Bởi thế, suốt cuộc đời ông, không bao giờ ông bận tâm, líu ríu với chuyện thăng tiến, tiền bạc, địa vị. Ông sống thủy chung, thanh bạch và dạy con, cháu sống thủy chung, thanh bạch. Ông là người coi trọng tình nghĩa, sống vì tình nghĩa! Bản thảo Tuyển tập Viễn Phương tôi làm với cả tấm lòng mình, hoàn tất từ tháng 6-2005, lẽ ra được xuất bản từ khi tác giả còn sống, nhưng vì lý do khách quan, đến nay Nhà xuất bản Văn học mới trình làng cùng bạn đọc. Ngày nhà văn Viễn Phương qua đời, tôi trong đoàn của Ban chấp hành Hội Nhà văn thành phố, Hội Nhà văn Việt Nam, và thay mặt Nhà xuất bản Văn học đến viếng. Trước linh cữu ông, tôi cầu mong linh hồn ông thanh thản nơi miền cực lạc và mong ông thể tất về sự chậm trễ của Tuyển tập này. Ở đời, nhiều trường hợp muốn mà không thực hiện được, người ta đành phải thốt lên: Lực bất tòng tâm!
Viễn Phương tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, đang học Colège Cần Thơ (1945), tham gia Thanh niên cứu quốc, Vệ quốc quân, cán bộ Sở Giáo dục Nam Bộ, Sở Thông tin Nam Bộ, Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến, Ủy viên Ban Chấp hành chi hội Văn nghệ Nam Bộ. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, ông ở lại hoạt động nội thành đến năm 1960 thì bị giặc bắt, giam ở các nơi: đề lao Gia Định, khám Chí Hòa, Phú Lợi… Năm 1962, ông ra tù, vào vùng giải phóng Củ Chi, là Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
Sau năm 1975 nhà văn Viễn Phương từng giữ các trọng trách Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố, Phó bí thư Đảng đoàn Văn nghệ thành phố, Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 1996, nhà thơ Viễn Phương được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Nhà thơ Viễn Phương đã được tặng nhiều Huân chương cao quý và các giải thưởng văn học: Giải nhì, Giải thưởng Cửu Long, Nam Bộ (1954): Trường ca Chiến thắng Hòa Bình; Giải nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: Truyện Lòng mẹ; Giải thưởng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Tặng thưởng Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Giải thưởng Nhà nước đợt 1 năm 2001: Truyện ký Quê hương địa đạo; Giải nhì cuộc thi viết về Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Phụ nữ thành phố tổ chức: Truyện ký Chuyện đời má Bảy; Giải nhì (không có giải nhất): Văn bia Đền Tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi.
Sinh thời, Viễn Phương tâm sự: Trước năm 1975, tôi hoạt động khi ở chiến trường, khi trong lòng giặc. Thời gian này, chủ yếu tôi viết về chiến tranh hoặc viết về đấu tranh. Tôi luôn quan niệm ngòi bút là vũ khí. Từ sau chiến thắng 1975, tôi vẫn viết về chiến tranh. Không phải tôi quá thiếu vốn sống đời thường mà tôi thấy cuộc chiến đấu của dân tộc ta vĩ đại quá, sự hy sinh của nhân dân cao cả quá, mà những gì ta có được về mặt văn học, chưa tương xứng với tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Hơn nữa, tôi rất khổ tâm vì cuộc chiến mới qua chưa bao lâu, đã có người cố tình bôi đen lịch sử, xuyên tạc sự thật trên trang viết của mình. Do đó, tôi muốn nói lên sự thật, góp phần giúp thế hệ mai sau hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn về cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại này. Tôi rất mừng vì gần đây theo chủ trương của Đảng, các hội văn học nghệ thuật, các báo có những cuộc vận động viết về chiến tranh, về người lính, về các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tôi ước mong sẽ có những nhà văn tài năng dựng lên được những tác phẩm đồ sộ về cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Đọc lại những lời ông viết về mục đích sáng tác và ý nguyện của mình, tôi càng trân trọng, quý yêu ông! Cho đến trọn đời, cái ông thiết tha nhất không phải là danh lợi mà chỉ là “muốn nói lên sự thật”, ông chỉ ước ao có những tác phẩm văn học tương xứng với tầm vóc vĩ đại của dân tộc, của đất nước! Tôi xin trích một đoạn từ bài Văn bia đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược Củ Chi để kết thúc Lời giới thiệu Tuyển tập Viễn Phương: Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước Người đang sống nhớ thương người đã khuất Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời Những anh liệt như ngàn sao tỏa sáng Đời đời sau chiếu mãi giữa tim người…
TÁC PHẨM CỦA VIỄN PHƯƠNG ĐÃ XUẤT BẢN:
- Chiến thắng Hòa Bình (Trường ca, Sở Thông tin Nam Bộ, 1953). - Chiếc áo thiên thanh. Truyện ngắn, in chung với Lê Vĩnh Hòa, Tiêu Kim Thủy, Ngọc Linh. NXB Trùng Dương, 1957. - Anh hùng mìn gạt (Truyện ký, NXB Giải phóng, 1968. Tái bản nhiều lần, đã dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh). - Mắt sáng học trò (Tập thơ, NXB Giải phóng, 1970). - Nhớ lời di chúc (Trường ca, Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam, 1972). - Như mây mùa xuân (Tập thơ, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1978). - Lòng mẹ. Truyện thiếu nhi. NXB Măng non, 1982. - Sắc lụa Trữ La (Tập truyện ngắn, đăng rải rác trên các báo ở Sài Gòn thời Mỹ tạm chiếm đóng, NXB Văn nghệ, TP.HCM in năm 1988). - Phù sa quê mẹ (Tập thơ, NXB Văn học, 1991). - Quê hương địa đạo (Tập truyện và ký, NXB Văn nghệ TP.HCM, 1995). - Miền sông nước (Tập truyện và ký, NXB Văn nghệ TP.HCM, 1999). - Tháng bảy mưa ngâu (Tập truyện và ký, NXB Văn nghệ TP.HCM, 1999. Đã dịch sang tiếng Anh). - Đá hoa cương (Tập truyện và ký, NXB Văn nghệ TP.HCM, 2000). - Thơ với tuổi thơ. (Thơ, NXB Kim Đồng, 2002) - Ngôi sao xanh. Truyện thiếu nhi. NXB Tred3, 2003. - Gió lay hương quỳnh (Tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2005). - Hình bóng thương yêu. (Tập ký. NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005).
TUYỂN TẬP VIỄN PHƯƠNG gồm:
1. Phần thơ 2. Phần văn xuôi 3. Phụ lục, gồm: - Bài Sách và tôi của Viễn Phương - Ba bài của các nhà thơ Chế Lan Viên, nhà văn Trần Thanh Đạm, nhà văn Mai Quốc Liên viết lời tựa cho tác phẩm của Viễn Phương.
(Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/67647-nha-tho-vien-phuong.html)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.